19 thg 1, 2010

Mức đóng BHXH và BHYT 2010

BẢO HIỂM XÃ HỘI

Theo nghị định số 15/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 Nghị định hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011 : Người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của những người lao động là 16% và trích từ tiền lương, tiền công tháng của người lao động theo mức đóng 6%.

BẢO HIỂM Y YẾ
Nghị định 69/2009/NĐ-CP Qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo Hiểm Y Tế
Xem thêm

Mẫu báo cáo tài chính và sổ sách theo quyết định 15

Download mẫu (Excel 97-2003)
Download mẫu (Excel 2007)

Cơ quan chi trả thu nhập phải thực hiện quyết toán thuế TNCN năm 2009 cho người lao động

Sau quyết toán, trường hợp nộp dư thì cơ quan chi trả hoàn trả hoặc bù trừ vào số thuế phát sinh kỳ sau, ngược lại sẽ thu thêm.
Những người hành nghề tự do sẽ nộp hồ sơ và quyết toán thuế tại cơ quan thuế - Ảnh: T.T.D.
Như vậy việc quyết toán thuế cho các trường hợp này vẫn thực hiện như với pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.
Trước đó, Bộ Tài chính quy định người lao động phải tự đến cơ quan thuế để quyết toán nhưng sau đó đã kịp sửa quy định này trước khi được thực hiện.

Từ 1-2, nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân
* Tổng cục Thuế cho biết đang sửa đổi thủ tục để áp dụng cho kỳ kê khai quyết toán thuế 2009, do vậy yêu cầu tổ chức, cá nhân tạm dừng nộp tờ khai quyết toán thuế năm 2009 trong tháng 1-2010 để chờ thực hiện theo mẫu mới từ ngày 1-2.
* Về đăng ký người phụ thuộc, người nộp thuế chỉ đăng ký và nộp hồ sơ người phụ thuộc một lần trong suốt thời gian được giảm trừ. Trường hợp có thay đổi mới phải đăng ký và nộp hồ sơ bổ sung.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng hướng dẫn về thuế đối với chuyển nhượng bất động sản, theo đó nghiêng về cách tính 2% có lợi cho nhiều người nộp thuế. Cụ thể chỉ áp dụng cách tính 25% trên thu nhập tính thuế trong trường hợp người bán có đầy đủ hóa đơn chứng từ chứng minh giá mua và các chi phí có liên quan.
Với chuyển nhượng hợp đồng góp vốn, khoản trả lãi vay ngân hàng cũng được tính vào chi phí với điều kiện có hóa đơn, chứng từ. Trường hợp mới góp một phần vốn thì được trừ phần chưa nộp. Việc chuyển nhượng hợp đồng góp vốn không được miễn thuế thu nhập cá nhân.
Một điểm mới nữa là người chuyển nhượng sẽ tự kê khai, tự xác định thuế suất và chịu trách nhiệm về hồ sơ kê khai. Cơ quan thuế chỉ kiểm tra tờ khai và các tài liệu kèm theo. Nếu đủ điều kiện thì chấp nhận, không đủ điều kiện thì thông báo cho người chuyển nhượng biết.
Bộ Tài chính cũng cho phép các cục thuế ủy nhiệm cho tổ chức, cá nhân kinh doanh, kể cả sàn giao dịch bất động sản thu thuế thay. Trường hợp không có ủy nhiệm thì nộp ở chi cục thuế địa phương. Hợp đồng góp vốn khi chuyển nhượng được chủ đầu tư chấp thuận thì không phải qua thủ tục công chứng.



Trích từ Webketoan.vn

13 thg 1, 2010

Hướng dẫn hạch toán bảo hiểm thất nghiệp (Chưa chính thức)

Theo đại đa số ý kiến thì BHTN nên hạch toán chung vào BHXH.

1. Mở tiết khoản 3383 thành :

- 33831 : Bảo hiểm xã hội
- 33832 : Bảo hiểm thất nghiệp.

2. Hạch toán kế toán

- Nợ TK 622, 627, 641, 642:
   Nợ TK 334:
     Có TK 33832

12 thg 1, 2010

Tạm dừng nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN năm 2009 trong tháng 1 năm 2010

Ngày 8/1/2010, Tổng cục Thuế vừa ban hành Công văn số 90/TCT-TNCN Hướng dẫn quyết toán thuế TNCN năm 2009 và đăng ký người phụ thuộc năm 2010.
Theo đó, tạm dừng việc nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN năm 2009 trong tháng 1 năm 2010 và kê khai quyết toán theo mẫu mới để nộp cho cơ quan thuế từ ngày 1/2/2009. Các mẫu mới sẽ được ban hành trong nửa đầu tháng 1 năm 2010 để kê khai quyết toán thuế TNCN năm 2009 và kê khai thuế TNCN phát sinh từ tháng 1 năm 2010 trở đi.

Về đăng ký giảm trừ gia cảnh, nếu năm 2009 cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công đã đăng ký giảm trừ gia cảnh với cơ quan chi trả thu nhập, thì năm 2010 và các năm tiếp theo không phải đăng ký lại, trường hợp có thay đổi về người phụ thuộc thì phải đăng ký điều chỉnh. Trong năm nếu có thay đổi về người phụ thuộc so với đăng ký đầu năm thì chậm nhất là sau 30 ngày kể từ ngày có thay đổi (tăng, giảm), người nộp thuế cần khai 02 bản đăng ký điều chỉnh người phụ thuộc theo mẫu số 16/ĐK-TNCN


TaxOnline - Báo Thanh Niên

8 thg 1, 2010

Hướng dẫn chung về thuế môn bài

II. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Đối tượng nộp thuế
- Các Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức và cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, các tổ chức, đơn vị sự nghiệp khác và tổ chức kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập khác;
- Các Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã và các Quỹ tín dụng nhân dân (gọi chung là các HTX);
- Các cơ sở kinh doanh là chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu (thuộc công ty hoặc thuộc chi nhánh ).. . hạch toán phụ thuộc hoặc báo sổ được cấp giấy chứng nhận (đăng ký kinh doanh), có đăng ký nộp thuế, và được cấp mã số thuế ( loại 13 số );
- Các đối tượng khác, hộ kinh doanh cá thể
2. Mẫu tờ khai thuế:
Mẫu số 01/MBAI ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính.
3. Tờ khai hợp lệ: Tờ khai gửi đến cơ quan thuế được coi là hợp lệ khi:
- Tờ khai được lập đúng mẫu quy định.
- Có ghi đầy đủ các thông tin về tên, địa chỉ, mã số thuế, số điện thoại... của cơ sở kinh doanh.
- Được người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh ký tên và đóng dấu vào cuối của tờ khai.
4. Nơi nộp hồ sơ khai thuế:
Người nộp thuế môn bài nộp Tờ khai thuế môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc như : Chi nhánh, cửa hàng... kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh thì người nộp thuế thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của các đơn vị trực thuộc đó cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của người nộp thuế.
Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực thuộc.
Người nộp thuế kinh doanh không có địa điểm cố định như kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động, hộ xây dựng, vận tải, nghề tự do khác... nộp hồ sơ khai thuế môn bài cho chi cục thuế quản lý địa phương nơi có hoạt động kinh doanh hoặc nơi cư trú.
5. Thời hạn nộp hồ sơ kê khai:
- Trường hợp người nộp thuế đang kinh doanh, thời hạn nộp Tờ khai thuế môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 1 của năm đó.
- Trường hợp người nộp thuế hoặc đơn vị trực thuộc của người nộp thuế bắt đầu kinh doanh, thời hạn nộp Tờ khai thuế môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh
6. Trách nhiệm pháp lý của cơ sở kinh doanh đối với việc kê khai
Cơ sở kinh doanh chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của việc lập tờ khai thuế. Trường hợp cơ quan thuế qua công tác kiểm tra, thanh tra phát hiện các số liệu trên tờ khai là không trung thực, không chính xác, cơ sở kinh doanh sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
III . HƯỚNG DẪN LẬP TỜ KHAI.
Mẫu tờ khai số 01/MBAI được sử dụng chung cho các trường hợp kê khai bao gồm: kê khai lần đầu trong năm, kê khai điều chỉnh, bổ sung và kê khai của cơ sở mới thành lập.
Số tiền ghi trên tờ khai tính theo đơn vị là đồng Việt Nam. Không ghi số thập phân trên tờ khai.
Các chỉ tiêu trong tờ khai thực hiện như sau:
[01] Kỳ tính thuế: Cơ sở kinh doanh phải ghi rõ năm tính thuế môn bài.
[02] Người nộp thuế: Ghi theo tên của cơ sở kinh doanh kê khai và nộp thuế môn bài. Nếu là trụ sở chính thì ghi tên của trụ sở chính. Nếu là chi nhánh ở khác địa phương với trụ sở chính phải nộp thuế môn bài tại địa phương nơi chi nhánh hoạt động thì ghi theo tên chi nhánh.
[03] Mã số thuế: Ghi theo mã số thuế đầy đủ của cơ sở kinh doanh kê khai và nộp thuế môn bài.
[04],[05],[06] Địa chỉ, Quận/huyện, Tỉnh/ thành phố: Ghi theo địa chỉ của cơ sở kinh doanh kê khai và nộp thuế môn bài.
[07],[08],[09] Điện thoại, Fax, Email: Ghi theo số để có thể liên lạc với cơ sở kinh doanh kê khai và nộp thuế môn bài.
[10] Khai bổ sung cho cơ sở mới thành lập trong năm:
Nếu NNT khai tờ khai lần đầu trong năm tính thuế thì không cần đánh dấu chỉ tiêu này.
Nếu NNT trong năm có phát sinh bổ sung khai và nộp thuế môn bài cho cơ sở kinh doanh mới thành lập thuộc diện NNT phải khai và nộp thuếmôn bài thì đánh dấu (x) vào ô này.
[11] Người nộp thuế môn bài: Ghi theo tên giống chỉ tiêu [02].
Ghi các cột tương ứng như sau: Cột “Vốn đăng ký hoặc thu nhập một tháng”: ghi theo số vốn đăng ký trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư tính đến thời điểm 31/12 năm trước. Nếu là cơ sở mới thành lập thì là số vốn đăng ký khi thành lập.
Cột “Bậc môn bài” và cột “Mức thuế môn bài” ghi theo mức tương ứng với mức vốn đăng ký quy định tại Thông tư số 42/2003/TT-BTC ngày 7/5/2003 của Bộ Tài chính.
[12] Ghi rõ tên, địa chỉ của các cơ sở kinh doanh hạch toán phụ thuộc trong cùng địa phương.
Nếu là trụ sở chính nộp thuế môn bài thì ghi các chi nhánh, nhà máy, xưởng sản xuất, cửa hàng, địa điểm kinh doanh... hạch toán phụ thuộc trong cùng địa phương cấp tỉnh với trụ sở chính.
Nếu là chi nhánh ở khác địa phương cấp tỉnh với đơn vị chính thì ghi các cửa hàng, cơ sở kinh doanh... hạch toán phụ thuộc chi nhánh (nếu có), đồng thời ghi đầy đủ vào các cột tương ứng.
[13] Ghi tổng số thuế môn bài phải nộp (tổng cộng của cột mức thuế môn bài).
Ví dụ : Công ty TNHH A được thành lập năm 2005, có trụ sở tại số C Bạch Mai,Quận Hai Bà Trưng Hà Nội, theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vốn điều lệ của Công ty là 8 tỷ đồng. Công ty có 01 cửa hàng bán lẻ tại số X Hàng Đào, Quận Hoàn kiếm. Tháng 10 năm 2006 Công ty thành lập thêm một Chi nhánh hạch toán độc lập tại thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên với số vốn điều lệ là 3 tỷ.
Công ty kê khai nộp thuế môn bài năm 2007 như sau :
* Tại Hà Nội : Công ty TNHH A phải lập tờ khai thuế môn bài nộp cho chi cục thuế Quận Hai Bà Trưng.
[01] Kỳ tính thuế : năm 2007
[02] Người nộp thuế : Công ty TNHH A
[03] Mã số thuế : 01xxxxxxxx
[04] Địa chỉ : số C Bạch Mai
[05] Quận : Hai Bà Trưng [06] Thành phố Hà Nội
[07] Điện thoại : 04xxxxx [08] Fax [09] Email :
CHỈ TIÊU Vốn đăng ký
hoặc thu nhập
một tháng BẬC
MÔN BÀI MỨC THUẾ
MÔN BÀI
[10] Người nộp thuế môn bài :
Công ty TNHH A
8.000.000.000
2
2.000.000

[11]
Đơn vị trực thuộc :
Cửa hàng bán lẻ Hàng Đào

1.000.000
[12] Tổng số thuế môn bài phải nộp 3.000.000

* Tại Hưng Yên : Chi nhánh Công ty phải lập tờ khai thuế môn bài nộp cho Chi cục thuế Thị xã Hưng Yên :
[01] Kỳ tính thuế : năm 2007
[02] Người nộp thuế : Chi nhánh Công ty TNHH A
[03] Mã số thuế : 01xxxxxxxxxxx (mã số 13)
[04] Địa chỉ : Thị xã Hưng Yên
[05] Quận : [06] tỉnh Hưng Yên
[07] Điện thoại : 0xxxxxx [08] Fax [09] Email :
CHỈ TIÊU VỐN
ĐĂNG KÝ BẬC
MÔN BÀI MỨC THUẾ
MÔN BÀI
[10] Người nộp thuế môn bài :
Chi nhánh công ty TNHH A
3.000.000.000
3
1.500.000

[11]
Đơn vị trực thuộc :


[12] Tổng số thuế môn bài phải nộp 1.500.000

IV . HƯỚNG DẪN NỘP THUẾ MÔN BÀI.
1. Thời hạn nộp thuế
- Cơ sở đang sản xuất kinh doanh nộp thuế Môn bài ngay tháng đầu của năm dương lịch.
- Cơ sở mới ra kinh doanh nộp thuế Môn bài ngay trong tháng được cấp đăng ký thuế và cấp mã số thuế.
- Cơ sở kinh doanh đang kinh doanh hoặc mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức Môn bài cả năm, nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức thuế Môn bài cả năm.
- Cơ sở kinh doanh có thực tế kinh doanh nhưng không kê khai đăng ký thuế, phải nộp mức thuế Môn bài cả năm không phân biệt thời điểm phát hiện là của 6 tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm.
2. Nơi nộp thuế
- Kho bạc Nhà nước hoặc
- Cơ sở kinh doanh nộp thuế Môn bài tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp, đồng thời nộp thuế Môn bài cho các đơn vị trực thuộc đóng trên cùng địa phương cấp tỉnh.
- Các đơn vị trực thuộc, đóng trên địa phương cấp tỉnh khác với đơn vị chính thì nộp thuế Môn bài tại cơ quan thuế nơi đơn vị trực thuộc đóng trụ sở.
- Cơ sở kinh doanh không có địa điểm cố định như kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động, hộ xây dựng, vận tải, nghề tự do khác ... nộp thuế Môn bài tại cơ quan thuế nơi mình cư trú hoặc nơi mình được cấp ĐKKD.
3. Cách xác định ngày đã nộp thuế
Ngày đã nộp thuế được xác định là ngày:
1. Kho bạc Nhà nước, ngân hàng, tổ chức tín dụng xác nhận trên Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước bằng chuyển khoản trong trường hợp nộp thuế bằng chuyển khoản.
2. Kho bạc Nhà nước, cơ quan thuế hoặc tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế xác nhận việc thu tiền trên chứng từ thu thuế bằng tiền mặt.
4. Thủ tục nộp thuế
- Người nộp thuế có thể nộp thuế bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
- Cơ quan thuế cấp chứng từ và hướng dẫn cách lập chứng từ nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước cho người nộp thuế đối với từng hình thức nộp tiền mặt hoặc chuyển khoản. Người nộp thuế phải ghi đầy đủ, chi tiết các thông tin trên chứng từ nộp tiền thuế do Bộ Tài chính quy định.
5. Cách ghi giấy nộp tiền vào NSNN
5.1 Giấy nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặt (mẫu số C1-02/NS):
a) Dòng số CMND : Bỏ trống không ghi .
b) Dòng Đối tượng nộp tiền ; địa chỉ : Ghi đầy đủ tên, địa chỉ của đối tượng đi nộp tiền
c) Dòng Đối tượng nộp thuế, Mã số thuế :Ghi đầy đủ tên, mã số thuế (nếu có) của đối tượng nộp thuế.
d) Dòng Nộp NSNN tại KBNN…, tỉnh, thành phố…: Ghi rõ tên KBNN và tên tỉnh, thành phố nơi đối tượng nộp thuế nộp tiền thuế vào NSNN
đ) Dòng Cơ quan quản lý thu: Ghi rõ tên cơ quan thuế quản lý trực tiếp
e) Dòng “Theo thông báo thu (hoặc tờ khai thuế) về .... tháng...năm: Ghi : « Tờ khai thuế môn bài năm... »
f) Phần “nội dung các khoản nộp ngân sách”: Ghi : « Nộp thuế môn bài ».
g) Phần ‘Kỳ thuế’ : Ghi năm nộp thuế môn bài
h) Chương, Loại, Khoản : Ghi tương ứng với loại hình doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh chính theo hệ thống Mục lục NSNN.
i) Mục : Ghi ‘016’
k) Tiểu mục : Ghi theo bậc thuế môn bài
01 : Nếu nộp thuế môn bài từ bậc 1 đến bậc 3
02 : Nếu nộp thuế môn bài từ bậc 4 đến bậc 6
99 : Bậc thuế khác
i) Số tiền thuế : Ghi số tiền thuế môn bài phải nộp.
5.2 Giấy nộp tiền vào NSNN bằng chuyển khoản (mẫu số C1-03/NS):
a) Các mục ‘ Đối tượng nộp tiền’, ‘Số CMND)’ ; ‘Địa chỉ’ ; ‘Đối tượng nộp thuế’ ; ‘ Mã số thuế’ ghi giống như giấy nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặt.
b) Dòng “Đề nghị Ngân hàng (KBNN)… trích TK số…”: Ghi rõ tên Ngân hàng hoặc KBNN phục vụ đối tượng nộp, số tài khoản của đối tượng nộp.
c) Dòng “Để nộp vào NSNN, tài khoản số… của KBNN…”: Ghi rõ số tài khoản thu NSNN (TK 741) của KBNN...
d) Dòng “Tại Ngân hàng (KBNN)…”: Ghi rõ tên KBNN nơi thực hiện thu NSNN.
đ) Phần “nội dung các khoản nộp ngân sách”: Ghi « nộp thuế môn bài ».
e) Chương, Loại, Khoản, Mục, tiểu mục, kỳ thuế, số tiền thuế : Ghi như điểm 5.1 nêu trên.
V . CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT
Tuỳ theo mức độ vi phạm có thể phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi khai thuế quá thời hạn quy định.
- Phạt tiền từ 550.000 đồng đến 2.750.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý nhà nước chậm so với thời hạn quy định từ 5 ngày đến 90 ngày làm việc.
- Xử phạt đối với hành vi vi phạm chế độ cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế nhưng không thuộc trường hợp xác định là khai thiếu thuế, trốn thuế, gian lận về thuế thì tuỳ theo hành vi, mức độ vi phạm mà bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 550.000 đồng đến 1.100.000 đồng.
- Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Mức phạt tiền từ 1.100.000 đồng đến 2.750.000 đồng.
- Mức xử phạt đối với hành vi chậm nộp tiền thuế là 0,05% số tiền chậm nộp trên mỗi ngày chậm nộp.
- Mức xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp là 10% tính trên số tiền thuế khai thiếu.
- Mức xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế: Người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, ngoài ra tuỳ theo hành vi vi phạm còn bị phạt từ 1 đến 3 lần tính trên số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận.
Để biết các mức phạt cụ thể, Người nộp thuế có thể tham khảo thêm Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và Thông tư số 61/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế./.
Thuế Môn bài là loại thuế nộp 1 lần/năm ngay từ tháng đầu năm dương lịch (đối với cơ sở đang kinh doanh) hoặc ngay sau khi thành lập, được cấp mã số thuế (đối với sơ sở mới thành lập) theo bậc thuế môn bài. Bậc môn bài đối với Đối với các tổ chức kinh tế độc lập như doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân... được xác định căn cứ vào vốn đăng ký năm trước liền kề theo các mức sau: Vốn đăng ký trên 10 tỷ đồng, nộp thuế bậc 1 với số tiền là 3 triệu đồng/năm; 
Vốn đăng ký từ 5 tỷ đến 10 tỷ đồng, nộp thuế bậc 2 với số tiền là 2 triệu đồng/năm; 
Vốn đăng ký từ 2 tỷ đến 5 tỷ đồng, nộp thuế bậc 3 với số tiền là 1,5 triệu đồng/năm; 
Vốn đăng ký dưới 2 tỷ đồng, nộp thuế bậc 4 với số tiền là 1 triệu đồng/năm. 
Nếu vốn đăng ký bằng ngoại tệ thì quy đổi theo tỷ giá ngoại tệ mua bán bình quân trên thị trường liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt nam công bố tại thời điểm tính thuế.

Đối với các doanh nghiệp thành viên tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của các doanh nghiệp hạch toán toàn ngành nộp thuế theo mức thống nhất 2 triệu đồng/năm. Nếu các doanh nghiệp thành viên có các chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã và các điểm kinh doanh khác nộp Thuế Môn bài theo mức thống nhất 1 triệu đồng/năm. Đối với các cơ sở kinh doanh (CSKD) là chi nhánh hạch toán phụ thuộc hoặc báo sổ, các tổ chức kinh tế khác... không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng không có vốn đăng ký thì nộp thuế Môn bài theo mức thống nhất 1 triệu đồng/năm.

Hộ sản xuất kinh doanh cá thể, nhóm người lao động thuộc các CSKD nhận khoán kinh doanh, các cửa hàng, cửa hiệu kinh doanh trực thuộc CSKD hạch toán kinh tế độc lập hoặc trực thuộc chi nhánh hạch toán phụ thuộc nộp Thuế Môn bài theo thu nhập bình quân tháng như sau:

Thu nhập trên 1.500.000đ/tháng, nộp thuế bậc 1 với số tiền là 1.000.000đ/năm;
Thu nhập trên 1.000.000đ/tháng đến 1.500.000đ/tháng, nộp thuế bậc 2 với số tiền là 750.000đ/năm;
Thu nhập trên 750.000đ/tháng đến 1.000.000đ/tháng, nộp thuế bậc 3 với số tiền là 500.000đ/năm;
Thu nhập trên 500.000đ/tháng đến 750.000đ/tháng, nộp thuế bậc 4 với số tiền là 300.000đ/năm;
Thu nhập trên 300.000đ/tháng đến 500.000đ/tháng, nộp thuế bậc 5 với số tiền là 100.000đ/năm;
Thu nhập từ 300.000đ/tháng trở xuống, nộp thuế bậc 6 với số tiền là 50.000đ/năm
Sưu tầm

7 thg 1, 2010

Hướng dẫn đánh giá lại chênh lệch tỷ giá cuối năm đối với các khỏan mục có gốc ngọai tệ



STT
Nội dung chi phí, thu nhập
Thông tư 130/2008/209
Thông tư 177/2009/TT-BTC
Thông tư 201/2009/TT-BTC
1
Khoản lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính;  lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn trước hoạt động sản xuất kinh doanh)
Không được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN (Chỉ tiêu B14 trong tờ khai tự quyết toán thuế TNDN)
Được phép tính 1 phần cho các khỏan nợ phải trả, phải thu (không phân biệt ngắn hạn hay dài hạn) nếu thỏa mãn điều kiện sau: Chỉ được phân bổ phần chi phí vào năm đó với điều kiện không làm doanh nghiệp phát sinh lỗ, phần còn lại sẽ phân bổ cho năm sau nhưng phần phân bổ trực tiếp cho năm phát sinh phải ít nhất bằng số chênh lệch của khoản nợ đến hạn phải trả trong năm đó (dù cho có làm KQKD của doanh nghiệp có bị lỗ cũng vẫn được tiến hành phân bổ vào chi phí)
- Không đưa vào chi phí đối với chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các lọai tài sản ngắn hạn (tiền mặt) họăc nợ phải trả ngắn hạn (dưới 1 năm)
- Lỗ CLTG các khỏan phải trả dài hạn do đánh giá lại được đưa vào chi phí trong kỳ nhưng phải đảm bảo doanh nghiệp không bị lỗ. Nếu lỗ thì phân bổ cho các năm sau nhưng không quá 5 năm và phải đảm bảo điều kiện là số phân bổ tối thiểu phải bằng số dư nợ dài hạn đến hạn phải trả trong năm.
- Lỗ CLTG các khỏan phải thu dài hạn được phép đưa tòan bộ vào chi phí trong năm, không có điều kiện phân bổ.
2
Lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính, lãi chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn trước hoạt động sản xuất kinh doanh
Không tính được vào thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN (Chỉ tiêu B21 trong tờ khai tự quyết toán thuế TNDN) đối với các khỏan đánh giá lại chênh lệch tỷ giá
Phải đưa vào thu nhập chịu thuế TNDN đối với các khỏan CLTG do đánh giá lại các khỏan nợ phải trả bằng ngoại tệ, không phân biệt ngắn hạn hay dài hạn
- Không đưa vào thu nhập đối với chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các lọai tài sản ngắn hạn (tiền mặt) họăc nợ phải trả ngắn hạn (dưới 1 năm)
- Lãi CLTG các khỏan phải thu dài hạn phải đưa tòan bộ vào thu nhập trong năm.
- Lãi CLTG các khỏan phải trả dài hạn phải đưa tòan bộ vào thu nhập trong năm.

Trích Webketoan.vn

Bổ xung :
Tài khoản khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ:

Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ bao gồm tiền bằng ngoại tệ, các khoản phải thu, phải trả, vay, trả trước cho người bán, người mua ứng trước có gốc ngoại tệ, không phân biệt ngăn hạn hay dài hạn, miễn là các khoản mục nêu trên có số dư tại thời điểm lập Báo cáo tài chính thì phải đánh giá lại theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại thời điểm cuối kỳ kế toán.

Văn bản liên quan :

Thông tư 130/2008/TT-BTC (Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp)


Thông tư 177/2009/TT-BTC (Hướng dẫn xác định thu nhập chịu thuế đối với chênh lệch tỷ giá của các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ )


Thông tư 201/2009/TT-BTC (Hướng dẫn xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá trong doanh nghiệp)