20 thg 8, 2009

Hướng dẫn đăng ký và kê khai thuế TNCN

Bước 1 : Đăng ký mã số thuế :

  • Tải phần mềm Đăng ký Mã số thuế Cá nhân ở trên về máy tính theo địa chỉ : Tải phần mềm kê khai thuế TNCN
  • Cập nhật thông tin đăng ký thuế vào phần mềm theo hướng dẫn sử dụng của chương trình.
  • Sau khi cập nhật xong thông tin, chọn vào biểu tượng "GỬI DỮ LIỆU TẠI ĐÂY" trực tiếp trên mạng.
  • Kết thúc. Cơ quan thuế sẽ gửi phản hồi cho doanh nghiệp trong thời gian sớm nhất.


Bước 2 : Kê khai thuế :


Sau khi có MST nếu người lao động có thu nhập dưới 4triệu đồng thì không phải đăng ký giảm trừ gia cảnh. Thu nhập > 4 triệu thì phải đăng ký giảm trừ gia cảnh và kê khai thuế hàng tháng. Nếu doanh nghiệp chi trả mà không có người lao động nào phải đóng thuế TNCN thì hang tháng không cần kê khai mà chỉ kê khai quyết toán cuối mỗi quý, thời hạn nộp kê khai là ngày 20 của tháng đầu tiên trong quý tiếp theo.


Các biểu mẫu kê khai thuế TNCN theo đối tượng :


  1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh trả thu nhập :

Hàng tháng :

  • Khấu trừ thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương,tiền công theo tờ khai 02/KK - TNCN.
  • Khấu trừ thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng chứng khoán, bản quyền, nhượng quyền thương mại, trúng thưởng. Tờ khai: 03/KK-TNCN.
  • Khấu trừ thuế đối với cá nhân không cư trú có thu nhập từ tiền lương, thu nhập từ kinh doanh. Tờ khai: 04/KK-TNCN.
  • Thời hạn nộp tờ khai chậm nhất là ngày 20 của tháng sau
  • Lưu ý: Nếu số thuế TNCN đã khấu trừ nhỏ hơn 5 triệu đòng thì khai theo Qúy và thời hạn nộp chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau

Cuối năm .

  • Tờ khai quyết toán thuế TNCN: 05/KK-TNCN kèm các bảng kê sau:
  • Bảng kê thu nhập từ tiền lương, tiền công trả cho cá nhân ký HĐ:05A/BK-TNCN
  • Bảng kê thu nhập từ tiền lương, tiền công trả cho cá nhân không ký HĐ:05B/BK-TNCN
  • Tờ khai quyết toán khấu trừ thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng chứng khoán, bản quyền, nhượng quyền thương mại, trúng thưởng theo tờ khai: 06/KK-TNCN kèm các bảng kê sau:
  • Thu nhập từ đầu tư vốn: 06A/BK-TNCN
  • Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán: 06B/BK-TNCN
  • Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại: 06C/BK-TNCN
  • Thu nhập từ trúng thưởng: 06D/BK-TNCN
  • Thời hạnh nộp chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày cuối cùng của năm trước.


  1. Cá nhân kinh doanh, hành nghề độc lập
    1. Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo kê khai :

Hàng quý

  • Kê khai tạm nộp thuế TNCN theo quý: tờ khai 08/KK-TNCN. Thời hạn nộp tờ khai chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau

Cuối năm

  • Quyết toán thuế TNCN theo năm tờ khai 09/KK-TNCN kèm theo phụ lục sau:

    09B/PL-TNCN (Dành cho thu nhập từ tiền lương)

    09C/PL-TNCN (Dành cho thu nhập từ kinh doanh) . Thời hạn nộp tờ khai chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày cuối cùng của năm trước.

  1. Cá nhân kinh doanh chỉ hạch toán được doanh thu không hạch toán chi phí

    Giống như cá nhân kinh doanh nộp thuế theo kê khai riêng phần chi phí theo ấn định của cơ quan thuế.

  2. Cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân, kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thuế(không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ hóa đơn, chứng từ)
  • Khai thuế theo năm, tờ khai: 10/KK-TNCN hoặc mẫu 10A/KK-TNCN. Thời hạn nộp tờ khai chậm nhất là ngày 31/12 của năm trước(nếu mới ra kinh doanh thì chậm nhất là 10 ngày kể tù ngày bắt đầu kinh doanh)
  • Số thuế khoán phải nộp đối với cá nhân kinh doanh: Cơ quan thuế thông báo số thuế phải nộp cả năm và số thuế tạm nộp theo quý chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng 2theo mẫu 10-1/TB-TNCN
  • Số thuế khoán phải nộp đối với nhóm cá nhân kinh doanh: Cơ quan thuế thông báo số thuế phải nộp cả năm và số thuế tạm nộp theo quý chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng 2 theo mẫu 10-1/TB-TNCN
  1. Nhóm cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai

Hàng quý :

  • Đại diện nhóm cá nhân kinh doanh kê khai và tạm nộp thuế cho từng thành viên nhóm theo tờ khai: 08A/KK-TNCN.
  • Thời hạn nộp chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau:

Cuối năm

  • Mỗi cá nhân nhóm nhận của bản chính tờ khai 08B/KK-TNCN của nhóm để làm quyết toán thuế cho mình, bao gồm:(thời hạn nộp chậm nhất là ngày 20 của tháng sau)
  • Tờ khai quyết toán thuế của nhóm: 08B/KK-TNCN
  • Tờ khai 09/KK-TNCN và phụ lục 09C/KK-TNCN
  1. Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công :

    Hàng tháng :

  • Lưu ý : Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công từ 2 nguồn sau mới phải làm tờ khai số 07/KK-TNCN

    (1) Cá nhân nhận thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức, cá nhân trả từ nước ngoài

    (2) Cá nhân là người Việt Nam có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam trả

    Cuối năm:Khai quyết toán thuế theo tờ khai: 09/KK-TNCN và phụ lục : 09A/PL-TNCN + 09C/PL-TNCN

  1. Cá nhân cư trú vừa có thu nhập từ tiền lương, vừa có thu nhập từ kinh doanh
  • Hàng quý: Chỉ khai tạm nộp thuế phần thu nhập từ kinh doanh (giống như phần cá nhân kinh doanh)
  • Cuối năm: Khai quyết toán thuế theo tờ khai: 09/KK-TNCN và phụ lục:

    09A/PL-TNCN

    09B/PL-TNCN

    09C/PL-TNCN

  1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản :
  • Tờ khai: 11/KK-TNCN (Lưu ý: tờ khai mẫu mới theo thông tư 62)
  1. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn : Tờ khai: 12/KK-TNCN
  2. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán :

    Tờ khai: 13A/KK-TNCN kèm theo bảng kê 13A/KK-TNCN

    (Lưu ý: Riêng phần chuyển nhượng cổ phiếu có được từ việc nhận cổ tức hoặc cổ phiếu thưởng phải tự khai theo mẫu: 24/KK-TNCN)

  3. Thu nhập từ nhậ thừa kế, quà tặng :
  • Tờ khai: 14/KK-TNCN


Tải các mẫu biểu tại đây : Download

Tham khảo tại : Báo Thanh Niên Online


Theo Tư Vấn Thuế Báo Thanh Niên

Thuế TNCN đối với tiền lương dưới 4 triệu đồng

Trường hợp lương nhân viên dưới 4 triệu đồng, có phải trích nộp 10% cho thuế hay không?

Trả lời :

1. Trường hợp nhân viên có ký HĐLĐ làm việc lâu dài ổn định tại công ty và có thu nhập mỗi tháng dưới 4 triệu đồng thì không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

2. Trường hợp nhân viên lao động thời vụ mỗi lần nhận thu nhập từ 500.000 đồng/lần trở lên thì sẽ bị khấu trừ thuế 10%.

Trường hợp cũng là nhân viên lao động thời vụ, nhưng nhân viên này chỉ có duy nhất thu nhập bị khấu trừ thuế 10% nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi giảm trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế (ví dụ cá nhân có thu nhập không đến 48 triệu đồng/năm nếu độc thân hoặc dưới 67,2 triệu đồng/năm nếu có 01 người phụ thuộc được giảm trừ đủ 12 tháng...) thì cá nhân đó làm cam kết theo Mẫu số: 23/BCK-TNCN gửi công ty chi trả thu nhập để công ty chi trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ 10% thuế TNCN. Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập đơn vị chi trả thu nhập tạm thời không khấu trừ thuế nhưng hết năm vẫn phải cung cấp danh sách để cơ quan thếu biết. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.

Trường hợp lao động thời vụ từ trên 03 tháng đến dưới 12 tháng và có HĐLĐ thì không áp dụng khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% theo từng lần chi trả thu nhập mà thực hiện tạm khấu trừ theo Biểu lũy tiến từng phần tính trên thu nhập tháng.


Theo TaxOnline

13 thg 8, 2009

Nghị định 49 năm 2009 chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế toán

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 49/1999/NĐ-CP NGÀY 08 THÁNG 7 NĂM 1999
VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN


CHÍNH PHỦ


Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Pháp lệnh Kế toán và Thống kê ngày 20 tháng 5 năm 1988;

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH:


CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG


Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

1. Đối tượng vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán là những hành vi của cá nhân hoặc tổ chức đã cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy tắc quản lý Nhà nước về kế toán nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật, phải bị xử phạt hành chính.

2. Các quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế toán trong Nghị định này áp dụng đối với:

a) Cá nhân và tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán quy định tại Chương II của Nghị định này;

b) Cá nhân và tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán quy định tại chương II Nghị định này, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.


Điều 2. Nguyên tắc và thời hiệu xử phạt

1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán được thực hiện theo khoản 1, 3, 4, 5 và 6 của Điều 3 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán là 2 năm kể từ ngày vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán được thực hiện.

Đối với cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án của cấp có thẩm quyền, thì bị xử phạt hành chính đối với hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 3 tháng kể từ ngày có quyết định đình chỉ.

Trường hợp cá nhân, tổ chức tiếp tục vi phạm hành chính hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu xử phạt quy định tại khoản này.


Điều 3. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán

1. Mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán cá nhân, tổ chức phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

2. Ngoài hình thức xử phạt chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác quy định tại khoản 2, 3 Điều 11 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.


Điều 4. Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán

1. Tình tiết giảm nhẹ:

a) Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính đã chủ động ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của vi phạm hoặc đã tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;

b) Vi phạm trong hoàn cảnh bị ép buộc.

2. Tình tiết tăng nặng:

a) Vi phạm có tổ chức;

b) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

c) Xúi giục, lôi kéo, ép buộc người phụ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần để vi phạm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm;

đ) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai hoặc khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm;

e) Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính.


CHƯƠNG II
CÁC HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC XỬ PHẠT
VÀ MỨC XỬ PHẠT


Điều 5. Vi phạm về thẩm quyền ban hành và áp dụng chế độ kế toán

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thực hiện không đúng các quy định của Nhà nước về thẩm quyền ban hành chế độ chứng từ kế toán, sổ kế toán, tài khoản kế toán, về báo cáo tài chính.

b) Yêu cầu, quy định, hướng dẫn cấp dưới phải thực hiện các chứng từ kế toán, sổ kế toán, biểu mẫu báo cáo tài chính sai quy định của pháp luật về kế toán.

c) Không đăng ký chế độ kế toán áp dụng trong thời hạn quy định hiện hành.

d) Sửa đổi chứng từ kế toán, sửa đổi sổ kế toán, sửa đổi báo cáo tài chính hoặc thay đổi phương pháp hạch toán khi chưa được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng băn bản theo quy định.

2. Hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này.


Điều 6. Vi phạm nguyên tắc sử dụng chứng từ kế toán và tài khoản kế toán

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 3.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Ghi chép hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh trong chứng từ kế toán không tuân thủ nguyên tắc ghi chép chứng từ, kể cả chế độ chứng từ điện tử.

b) Sử dụng các hoá đơn, chứng từ kế toán không đúng quy định của Bộ Tài chính hoặc không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

c) Bán hoá đơn tài chính khống chỉ nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng.

d) Mua hóa đơn tài chính không đúng quy định.

đ) Làm mất hóa đơn tài chính hoặc mất chứng từ kế toán không khai báo.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt đến 15.000.000 đồng, đối với hành vi cho đối tượng khác sử dụng tài khoản đơn vị để nhận tiền và chuyển tiền cho các hoạt động tiền tệ vi phạm kỷ luật tài chính và sử dụng vốn.

3. Hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều này.


Điều 7. Giả mạo chứng từ kế toán, sổ kế toán, khai man và báo cáo số liệu kế toán sai sự thật

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây :

a) Giả mạo chứng từ kế toán, sổ kế toán.

b) Khai man số liệu, báo cáo sai sự thật.

c) Ép buộc người khác giả mạo chứng từ, sổ sách, khai man số liệu và báo cáo số liệu kế toán sai sự thật.

2. Hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều này.


Điều 8. Vi phạm nguyên tắc kế toán về tính kịp thời và đầy đủ

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 2.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:


a) Ghi chép chứng từ kế toán không kịp thời theo quy định của chế độ kế toán;

b) Ghi chép sổ kế toán không kịp thời theo quy định của chế độ kế toán;

c) Lập hoặc nộp báo cáo tài chính không kịp thời theo quy định của chế độ kế toán.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 4.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Ghi chép chứng từ kế toán không đầy đủ theo quy định của chế độ kế toán;

b) Ghi chép sổ kế toán không đầy đủ theo quy định của chế độ kế toán;

c) Lập báo cáo tài chính không đầy đủ theo quy định của chế độ kế toán.


Điều 9. Vi phạm quy định về mở sổ, ghi sổ, khoá sổ kế toán và kiểm kê

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Mở sổ hoặc khoá sổ kế toán không đúng quy định về phương pháp hoặc không đúng niên độ kế toán;

b) Ghi sổ kế toán không rõ ràng;

c) Sửa chữa, tẩy xoá sổ kế toán không đúng quy định;

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt đến 15.000.000 đồng, đối với hành vi ghi chép hoặc tính toán số liệu trong sổ kế toán không đúng nội dung và phương pháp quy định của chế độ kế toán.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Bán hàng không lập hoá đơn tài chính, không vào sổ bán hàng;

b) Bỏ một phần doanh thu hoặc tăng doanh thu khống trong niên độ báo cáo.

4. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 4.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt đến 7.000.000 đồng, đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của nhà nước về kiểm kê tài sản;

b) Không xử lý hoặc xử lý sai kết quả kiểm kê tài sản trước khi lập báo cáo tài chính của năm hoạt động.

5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt đến 20.000.000 đồng, đối với hành vi để ngoài sổ sách kế toán các loại tài sản và tiền vốn.


Điều 10. Vi phạm chế độ báo cáo và cung cấp tài liệu kế toán

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

1. Lập báo cáo tài chính không đúng theo biểu mẫu quy định của các cơ quan có thẩm quyền.


2. Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về cung cấp tài liệu kế toán liên quan đến thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký kết với nước ngoài và các quan hệ kinh tế khác cho các cơ quan chức năng được phép yêu cầu cung cấp theo quy định của pháp luật.

3. Không báo cáo, báo cáo sai hoặc báo cáo không đầy đủ các nội dung đã quy định theo yêu cầu của Nhà nước, hoặc cơ quan có thẩm quyền về tình hình vay và sử dụng vốn vay nợ nước ngoài không qua Nhà nước và hệ thống tài chính, ngân hàng trong nước theo quy định của pháp luật.

4. Không nộp báo cáo tài chính định kỳ theo quy định của cơ quan tài chính, ngân hàng về hoạt động kinh tế của đơn vị ở nước ngoài.

5. Báo cáo tài chính không được kiểm toán theo quy định của pháp luật.


Điều 11. Vi phạm chế độ kiểm tra kế toán

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Gây cản trở việc kiểm tra hoặc không thực hiện kiến nghị của tổ chức kiểm tra về kế toán mà không có lý do chính đáng.

b) Trì hoãn, lẩn tránh hoặc cố ý không cung cấp các tài liệu, chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính theo yêu cầu của tổ chức kiểm tra.

c) Sửa chữa, thay đổi chứng từ kế toán, sổ kế toán trong khi tiến hành thanh tra, kiểm tra về tài chính, kế toán.

d) Không thực hiện lệnh niêm phong hồ sơ, tài liệu, chứng từ, sổ kế toán, két quỹ, tài sản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

đ) Tự ý tháo bỏ, di chuyển hoặc có hành vi khác làm thay đổi tình trạng niêm phong kho, két quỹ, vàng, bạc, đá qúy, chứng từ, sổ kế toán, hồ sơ vay trả, thế chấp, bảo lãnh hoặc các tang vật đang bị niêm phong, tạm giữ mà chưa gây hậu quả.

2. Áp dụng biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm c, đ khoản 1 Điều này.


Điều 12. Vi phạm chế độ bảo quản, lưu trữ chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính.

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 2.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Bảo quản, lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán không đúng quy định;

b) Sử dụng hồ sơ tài liệu kế toán đang lưu trữ không đúng quy định.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 4.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt đến 7.000.000 đồng, đối với hành vi để hư hỏng, mất chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính đang trong niên hạn bảo quản, lưu trữ do thiếu tinh thần trách nhiệm.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Huỷ bỏ chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính khi chưa hết thời hạn quy định về lưu trữ;

b) Huỷ bỏ chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính không đúng thủ tục quy định;

c) Huỷ bỏ chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính không đúng hoặc vượt quá quyền hạn.


Điều 13. Vi phạm về nguyên tắc tổ chức kế toán

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Bố trí cán bộ kế toán kiêm nhiệm thủ kho, thủ quỹ, tiếp liệu;

b) Bố trí người làm công việc kế toán, thủ kho, thủ quỹ mà pháp luật về kế toán không cho phép;

c) Không bố trí người hoặc không tổ chức bộ phận làm công tác kế toán theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Bổ nhiệm kế toán trưởng là những người có tiền án, tiền sự mà pháp luật quy định đang trong thời hạn cấm đảm nhiệm chức vụ này hoặc đã bị kỷ luật do vi phạm nghề nghiệp kế toán tài chính;

b) Bổ nhiệm người không đủ điều kiện về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác thực tế theo tiêu chuẩn quy định làm kế toán trưởng.

3. Áp dụng biện pháp buộc phải thuyên chuyển vị trí được bổ nhiệm đối với trường hợp vi phạm các điểm a, b khoản 1, khoản 2 Điều này.


Điều 14. Chuyển hồ sơ vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán để truy cứu trách nhiệm hình sự

Khi xét thấy hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán có dấu hiệu tội phạm thì người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan xử lý hình sự có thẩm quyền giải quyết.

Nghiêm cấm việc giữ lại các vụ vi phạm trong lĩnh vực kế toán có dấu hiệu tội phạm để xử lý hành chính.


CHƯƠNG III
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT, TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN
BỊ XỬ PHẠT, THỦ TỤC XỬ PHẠT VÀ KHIẾU NẠI


Điều 15. Thẩm quyền xử phạt của thanh tra chuyên ngành tài chính

1. Thanh tra viên chuyên ngành tài chính các cấp đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.

c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khác quy định tại điểm c khoản 1 Điều 34 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Chánh thanh tra chuyên ngành tài chính cấp Sở có quyền :

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác quy định tại khoản 2 Điều 3 của Nghị định này.

3. Chánh thanh tra chuyên ngành tài chính thuộc Bộ Tài chính có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác quy định tại khoản 2 Điều 3 của Nghị định này.


Điều 16. Thẩm quyền xử phạt của ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác quy định tại khoản 2, Điều 3 của Nghị định này.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;

c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp khác quy định tại khoản 2 Điều 3 của Nghị định này.


Điều 17. Uỷ quyền xử phạt vi phạm hành chính

Trong trường hợp những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 và 3 Điều 15; khoản 1 và 2 Điều 16 của Nghị định này vắng mặt hoặc được sự ủy quyền của họ, thì cấp phó của người đó có thẩm quyền xử phạt theo thẩm quyền của họ.


Điều 18. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

1. Uỷ ban nhân dân cấp huyện, tỉnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán thuộc địa phương.

2. Cơ quan thanh tra chuyên ngành tài chính các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán thuộc mình quản lý.

3. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều cơ quan, thì việc xử phạt vi phạm hành chính do cơ quan thụ lý đầu tiên thực hiện.


Điều 19. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán được thực hiện theo quy định tại Chương VI của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995.


Điều 20. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán

Việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán được thực hiện theo quy định tại Điều 55 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995.


Điều 21. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chống đối người thi hành công vụ trong lĩnh vực kế toán

Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với người có hành vi chống đối người thi hành công vụ trong lĩnh vực kế toán được thực hiện theo quy định tại điểm a, b khoản 2, điểm c khoản 3 Điều 5 Nghị định số 49/CP ngày 15 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự.


Điều 22. Khen thưởng và kỷ luật

1. Cá nhân, tổ chức có công phát hiện, tố cáo cá nhân hoặc tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán thì được xét khen thưởng theo quy định chung của Nhà nước.

2. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán có hành vi che dấu hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán hoặc không chấp hành quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán trong Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.


Điều 23. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán hết hiệu lực thi hành sau một năm, kể từ ngày ra quyết định; trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì không áp dụng thời hiệu quy định tại Điều này.


Điều 24. Khiếu nại và tố cáo

Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.


CHƯƠNG IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH


Điều 25. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Nghị định này thay thế những quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán tại Nghị định số 52/HĐBT ngày 19 tháng 02 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng, thay thế các quy định tại điểm c khoản 1, điểm a khoản 2, điểm a, c, d, e khoản 3 Điều 2 và điểm b, c khoản 1 Điều 3 Nghị định số 22/CP ngày 17 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

3. Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.