2 thg 12, 2009

Mẫu quy trình nghỉ việc

QUY TRÌNH NGHỈ VIỆC

I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Xây dựng các bước quy trình nghỉ việc của CNV công ty.
- Đảm bảo quyền lợi của công ty và của người nghỉ việc.

II/ PHẠM VI:
- Áp dụng cho toàn bộ nhân viên của công ty.

III/ ĐỊNH NGHĨA:
- Không có.

IV/ NỘI DUNG:
1. Bước 1. Viết đơn xin nghỉ việc

- Người xin nghỉ việc viết đơn theo mẫu NS – 09 - 01. Sau khi viết đơn xong, người xin việc chuyển đơn cho Quản lý xem xét theo bước 2.
- Mẫu được lấy trực tiếp tại khu vực phòng HCNS.
- Người xin nghỉ việc phải đảm bảo đúng thời hạn báo trước. Nếu không đảm bảo đúng thời hạn báo trước, người xin nghỉ việc phải bồi thường tiền lương cho những ngày không báo trước và không được thưởng năng suất và các khoản thưởng cho những thời gian chưa được tính lương.
- Đối với các quy định về nghỉ việc không có trong quy trình này hoặc các quy định khác của công ty thì thực hiện theo bộ luật lao động và các văn bản pháp luật lao động liên quan.
- Thời hạn báo trước cụ thể:
+ Đối với hợp đồng thử việc 1 tháng là 3 ngày, 2 tháng là 7 ngày
+ Hợp đồng có thời hạn 1 – 3 năm là 30 ngày.
+ Hợp đồng vô thời hạn là 45 ngày.

2. Xem xét của quản lý.

- Thẩm quyền và trách nhiệm xem xét bao gồm: Trưởng các phòng ban.
- Đối với nhân viên các bộ phận có cấp tổ trường thì trước khi chuyển cho quản lý thì phải chuyển qua cấp tổ trưởng xác nhận.
- Đối với các quản lý, nhân viên do Giám đốc trực tiếp quản lý thì sau khi viết đơn, người xin nghỉ việc chuyển trực tiếp cho phòng HCNS theo bước 3.
- Quản lý có thẩm quyền xem xét phải xác định các tâm tư nguyện vọng của nhân viên. Nếu vượt ra ngoài khả năng, thì Quản lý phối hợp với phòng HCNS để xem xét giải quyết. Trường hợp không thể giải quyết được thì ký xác nhận vào đơn xin nghỉ việc và chuyển trả lại đơn cho người xin nghỉ việc.
- Quản lý có trách nhiệm xem xét và trả lời đơn cho người xin nghỉ việc không quá 2 ngày làm việc.

3. Xác nhận phòng nhân sự:

- Người xin việc chuyển lại đơn cho Phòng HCNS.
- Phòng HCNS có trách nhiệm trao đổi với quản lý các bộ phận để xác định tâm tư nguyện vọng của NV.
- Thời gian giải quyết không quá 3 ngày kể từ ngày nhận đơn.

4. Duyệt cho nghỉ việc:

- Với trường hợp xác định cho nghỉ việc, Phòng HCNS chuyển đơn xin nghỉ việc cho GD duyệt kèm theo phương án thay thế.
- Thời gian chuyển đơn cho GD không quá 4 ngày kể từ khi nhận được đơn.

5. Thanh lý hợp đồng:

- Phòng HCNS chịu trách nhiệm tổ chức việc thanh lý hợp đồng với CNV.
- Việc thanh lý gồm các nội dung:
+ Hoàn thành các công việc cần thực hiện trước khi nghỉ việc theo biên bản bàn giao công việc.
+ Biên bản bàn giao các công cụ dụng cụ cho Quản lý bộ phận.
+ Biên bản bàn giao hồ sơ theo mẫu đính kèm quy trình này.
+ Bản cam kết nghỉ việc.

6. Quyết định cho nghỉ việc:

- Sau khi hoàn thành việc thanh lý công việc, Phòng HCNS lập biên bản thanh lý nghỉ việc, thảo quyết định nghỉ việc trình GD ký (kèm theo các biên bản thanh lý).
- Quyết định nghỉ việc được chuyển cho người xin nghỉ việc, quản lý bộ phận, Phòng HCNS lưu 1 bản ( và kèm theo các chứng từ thanh lý bản chính) và 1 bản chuyển cho Phòng TCKT làm căn cứ thanh toán cho người nghỉ việc (phải kèm theo các biên bản thanh lý, bảng chấm công, biên bản đánh giá…).

7. Thanh toán các chế độ còn lại.

- Phòng TCKT có trách nhiệm phối hợp Phòng HCNS để lập bảng thanh toán cho người xin nghỉ việc và trình GD duyệt. Phòng TCKT chỉ thanh toán cho người nghỉ việc khi đã có đầy đủ hồ sơ xác nhận từ Phòng HCNS chuyển sang.
- Phòng TCKT trực tiếp liên hệ với người xin nghỉ việc để làm thủ tục thanh toán.
- Đối với các trường hợp người lao động còn thắc mắc, khiếu nại thì Phòng HCNS có trách nhiệm giải quyết và gửi báo cáo cho GD theo báo cáo hàng tuần.

V/ BIỂU MẪU KÈM THEO:

1. Đơn xin nghỉ việc mã số: NS – 09 – BM01
2. Biên bản bàn giao công việc mã số: NS – 09 – BM02
3. Biên bàn giao hồ sơ, tài liệu. mã số: NS – 09 – BM03
4. Biên bản bàn giao tài sản công cụ. mã số: NS – 09 – BM04
5. Bảng cam kết nghỉ việc. mã số: NS – 09 – BM05
6. Biên bản thanh lý nghỉ việc mã số: NS – 09 – BM06
7. Quyết định nghỉ việc mã số: NS – 09 – BM07

Bài sưu tầm

28 thg 11, 2009

Kế toán nhập khẩu

1. Nhập khẩu trực tiếp :
Tài khoản sử dụng  112, 144, 156, 213....
Định khoản nghiệp vụ :
- Ký quỹ mở LC :
+ Nếu mua ngoại tệ :
 Nợ 144 : Tỷ giá thực tế tại thời điểm
 Nợ 635 : Chênh lệch tỷ giá (Tỷ giá xuất > tỷ giá thực tế)
   Có 112 : Theo tỷ giá xuất ngoại tệ
   Có 515 : Chênh lệch tỷ giá (Tỷ giá xuất < tỷ giá thực tế)
 Đồng thời ghi có TK007
+ Nếu vay ngoại tệ :

 Nợ 144 : Tỷ giá thực tế tại thời điểm


   Có 311 :Tỷ giá thực tế tại thời điểm

 - Thanh toán trước khi nhập hàng :

+ Nếu có sẵn ngoại tệ :
 Nợ 331 : Tỷ giá thực tế tại thời điểm
 Nợ 635 : Chênh lệch tỷ giá (Tỷ giá xuất > tỷ giá thực tế)
   Có 112 : Theo tỷ giá xuất ngoại tệ
   Có 515 : Chênh lệch tỷ giá (Tỷ giá xuất < tỷ giá thực tế)
  Đồng thời ghi có TK007
 + Nếu mua ngoại tệ :  Nợ 331 : Tỷ giá thực tế tại thời điểm
   Có 112 : Tỷ giá thực tế tại thời điểm
+ Nếu vay ngoại tệ :
 Nợ 331 : Tỷ giá thực tế tại thời điểm
   Có 311 :Tỷ giá thực tế tại thời điểm
- Thanh toán sau khi nhập hàng :



Còn tiếp

27 thg 11, 2009

Một số hướng dẫn về Office 2007

1. Chuyển đổi giao diện người dùng :
Đối với người dùng Office 2007 khi chuyển đổi qua từ office 97-2003 lên 2007 sẽ gặp khó khăn về giao diện phần mềm. Để khắc phục các bạn Download phần mềm Classic_Menu_for_Office_2007v.4.52 này về cài vào máy khi đó giao diện của Office 2007 sẽ trở thành giao diện của Office 2003 rất tiện lợi và bạn vẫn có thể dùng thanh công cụ của Office 2007.



 2. Sao lưu định dạng dành cho Office 2003 trong Office 2007
Làm theo hình hướng dẫn nhé
Hướng dẫn trên Excel các bạn làm tương tự với Word nhé





Định dạng file của Office 2007 thường có chữ x đằng sau vì dụ với Excel 2003 là *.xls thì Excel 2007 là *.xlsx
Khuyến cáo để file *.xlsx vì dung lượng file rất nhẹ so với *.xls (tương tự với Word) ví dụ 1file *.xls là 40.540 KB khi chuyển sang *.xlsx thì chỉ còn 7.033 KB.

26 thg 11, 2009

Kế toán giảm giá hàng bán



Tài khoản sử dụng : 532 – Giảm giá hàng bán

Tài khoản này dùng để phản ánh khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh và việc xử lý khoản giảm giá hàng bán trong kỳ kế toán. Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hoá kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế.

Chỉ phản ánh vào tài khoản này các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá sau khi đã bán hành và phát hành hoá đơn (Giảm giá ngoài hoá đơn) do hàng bán kém, mất phẩm chất. . .

Trong kỳ kế toán, khoản giảm giá hàng bán phát sinh thực tế được phản ánh vào bên Nợ của Tài khoản 532 “Giảm giá hàng bán”. Cuối kỳ kế toán, trước khi lập báo cáo tài chính thực hiện kết chuyển tổng số tiền giảm giá hàng bán sang Tài khoản 511 - “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” hoặc Tài khoản 512 “Doanh thu bán hàng nội bộ” để xác định doanh thu thuần thực hiện trong kỳ.

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

1. Khi có chứng từ xác định khoản giảm giá hàng bán cho người mua về số lượng hàng đã bán do kém, mất phẩm chất, sai quy cách hợp đồng:a) Trường hợp sản phẩm, hàng hoá đã bán phải giảm giá cho người mua thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, và doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì khoản giảm giá đã chấp thuận cho người mua, ghi:

Nợ TK 532 - Giảm giá hàng bán (Theo giá bán chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (Số thuế GTGT của hàng bán phải giảm giá)
Có các TK 111, 112, 131,. . .

b) Trường hợp sản phẩm, hàng hoá đã bán phải giảm giá cho người mua không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp thì khoản giảm giá hàng bán cho người mua, ghi:

Nợ TK 532 - Giảm giá hàng bán
Có các TK 111, 112, 131,. . .

2. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển tổng số giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ sang Tài khoản “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” hoặc Tài khoản “Doanh thu bán hàng nội bộ”, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nợ TK 512 - Doanh thu nội bộ
Có TK 532 - Giảm giá hàng bán.



Bên mua sẽ hạch toán:





- Nếu hàng giảm giá bên mua còn tồn khi thì kế toán ghi :

Nợ TK 331 - Giảm nợ phải trả
Có TK 156 - Giảm giá hàng nhập kho
Có TK 133 - Giảm thuế GTGT được khấu trừ

- Nếu hàng mua đã bán hết sau đó công ty bán mới giảm giá thì kế toán hạch toán :

Nợ TK 331 - Giảm nợ phải trả
Có TK 711 - Thu nhập khác
Có TK 133 - Giảm thuế GTGT được khấu trừ

25 thg 11, 2009

Thông tư 35 và 36/2009/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng hiệu lực từ 01/01/2010

1.- Thông tư số: 36/2009/TT-BLĐTBXH , ngày 13 tháng 11 năm 2009

Hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động

2.- Thông tư Số: 35/2009/TT-BLĐTBXH, ngày 13 tháng 11 năm 2009

Hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với công ty nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ

Hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010

Download

Thông tư 35
Thông tư 36

Hướng dẫn kê khai thuế GTGT và TNDN năm 2009

Tổng cục Thuế hướng dẫn kê khai số thuế TNDN, thuế GTGT được giảm theo các Thông tư nêu trên như sau :

1. Kê khai số thuế TNDN được giảm thuế theo Thông tư số 03/2009/TT-BTC và Thông tư số 85/2009/TT-BTC:

Việc hướng dẫn kê khai thuế TNDN được giảm đã được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 03/2009/TT-BTC, Thông tư số 85/2009/TT-BTC và Công văn số 1806/BTC-CST ngày 18/2/2009 của Bộ Tài chính.

Trường hợp người nộp thuế sử dụng phần mềm ứng dụng hỗ trợ kê khai (HTKK) thì ghi tay nội dung bổ sung sau khi đã in ra tờ khai mã vạch bằng giấy tương ứng.

2. Kê khai số thuế GTGT được giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT theo Thông tư số 13/2009/TT-BTC và Thông tư số 85/2009/TT-BTC:

Theo hướng dẫn tại Điểm 4 Điều 2 Thông tư số 85/2009/TT-BTC nêu trên thì: “Khi kê khai thuế GTGT người nộp thuế kê khai vào Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra (mẫu số 01-1/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC) ở dòng Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất 5% (ghi rõ vào cột “Ghi chú” trong Bảng kê là “đã giảm 50%”)”.

Do vậy, trường hợp người nộp thuế có hàng hoá, dịch vụ bán ra được giảm thuế GTGT theo hướng dẫn tại Thông tư số 13/2009/TT-BTC thì thực hiện kê khai như hướng dẫn tại Thông tư số 85/2009/TT-BTC nêu trên kể từ ngày Thông tư số 85/2009/TT-BTC có hiệu lực thi hành.

Thuế GTGT và doanh số bán hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng được giảm 50% mức thuế suất được tổng hợp cùng thuế GTGT và doanh số bán hàng hoá, dịch vụ khác thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 5% (nếu có) sau đó được tổng hợp lên chỉ tiêu [30] và [31] trên Tờ khai thuế GTGT (mẫu số 01/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC).

Trường hợp người nộp thuế sử dụng phần mềm ứng dụng HTKK thì giá trị hàng hóa, dịch vụ và thuế GTGT của nhóm hàng hóa, dịch vụ có thuế suất 10% được giảm 50% mức thuế suất được tự động tổng hợp lên chỉ tiêu [30] và [31] trên Tờ khai thuế GTGT.

Download công văn

Kê khai thuế TNCN năm 2009 khi không có phát sinh

Theo Công văn số2970/TCT-TNCN ngày 20.7.2009 của Tổng cục Thuế hướng dẫn, trường hợp trong tháng tổ chức, cá nhân trả thu nhập không phát sinh khấu trừ thuế TNCN thì tạm thời chưa phải khai và nộp tờ khai cho cơ quan thuế.

Như vậy, nếu hàng tháng công ty của bạn không có phát sinh thuế TNCN thì không phải làm gì cả, tuy nhiên cuối năm công ty của bạn phải khai quyết toán thuế TNCN cho dù trong năm có phát sinh hay không có phát sinh khấu trừ thuế TNCN.

TaxOnline

Thuế TNCN phân chia lợi nhuận năm 2009

Theo quy định hiện nay thì khoản thu nhập từ "Đầu tư vốn" được miễn thuế đến hết năm 2009. Như vậy nếu công ty em dự định chia lợi nhuận của năm 2009 vào thời điểm 31/12/2009 thì có được miễn giảm thuế TNCN không? Căn cứ vào nguồn gốc hay thời điểm chi trả thu nhập của năm 2009? Xin cảm ơn.

Trần Thị Xuân Hương

Trả lời

Theo Thông tư 160/TT-BTC, thu nhập từ đầu tư vốn được miễn thuế TNCN từ ngày 01.01.2009 đến hết ngày 31.12.2009. Theo Thông tư 84/2008/TT-BTC, thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế.

TheoThông tư 160 thì khi công ty của bạn chia lợi tức của năm 2009 vào ngày 31/12.2009 thì được miễn thuế TNCN.

12 thg 10, 2009

Trish Filexpress - Phần mềm tổng hợp các văn bản pháp quy, tài liệu cho kế toán

Trish Filexpress là phần mềm tập hợp các văn bản pháp quy, tài liệu tham khảo trong lĩnh vực kế toán, thuế, tài chính, ... . Phần mềm này cần thiết cho những người đang công tác trong lĩnh vực tài chính kế toán.

Cập nhật đến 09/2009.
Download

Nghị định 62/2009/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn mức đóng BHYT từ 01/07/2009

Ngày 27/07/2009 Chính phủ ban hành nghị định số 69/2009/NĐ-CP Qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo Hiểm Y Tế

Download văn bản (Định dạng File PDF)

Một số điểm lưu ý trong nghị định như sau :
Kể từ ngày 1/1/2010, mức đóng BHYT của các đối tượng trên là 4,5% của mức tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và bằng 3% mức lương tối thiểu đối với học sinh, sinh viên.

Từ ngày 1/1/2012, người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức đóng góp bằng 4,5% mức lương tối thiểu.

Từ ngày 1/1/2014, mức đóng BHYT của thân nhân người lao động có hưởng lương là 3% mức lương tối thiểu; 4,5% mức lương tối thiểu được áp dụng cho xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể.

Cũng theo Nghị định, ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% mức đóng cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo từ ngày 1/7/2009. Hỗ trợ tối thiểu bằng 50% mức đóng đối với học sinh, sinh viên mà thuộc hộ cận nghèo và hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng đối với học sinh, sinh viên mà không thuộc hộ cận nghèo, chính sách này được thực hiện từ ngày 1/1/2010.

Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình được nhà nước hỗ trợ tối thiểu bằng 30% mức đóng BHYT từ ngày 1/1/2012.

Người thuộc hộ gia đình cận nghèo và người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có từ 2 thân nhân trở lên tham gia BHYT thì người thứ nhất đóng bằng mức quy định; người thứ 2, 3, 4 đóng lần lượt bằng 90%, 80%, 70% mức đóng của người thứ nhất, từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất.

Từ ngày 1/7/2009, học sinh, sinh viên đóng 60.000 đồng/người (khu vực thành thị) và 50.000 đồng/người (khu vực nông thôn, miền núi)…

Từ ngày 1/1/2010, mức đóng góp hằng tháng đối với đối tượng tự nguyện tham gia BHYT bằng 4,5% mức lương tối thiểu và do đối tượng đóng.

(Trích theo Webketoan.vn)

8 thg 9, 2009

Kế toán hàng khuyến mại

Công văn Số 7591 /CT-TT&HT của Cục thuế Bình Dương ngày 01/10/2008
V/v: lập hoá đơn hàng khuyến mãi và trích khấu hao
Kính gửi: Công ty TNHH Nam Bán Cầu
Số 05 C2, KDC Hiệp Thành I, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Cục thuế có nhận công văn số 0108/CV đề ngày 08/09/2008 của Công ty về việc hóa đơn đối với hàng khuyến mại và khấu hao đối với tài sản là quyền sử dụng đất và tiền sử dụng đất.

Qua nội dung công văn nói trên, Cục thuế có ý kiến như sau:

1/ Theo quy định tại điểm 3, mục I, phần B, Thông tư số 32/2007/TT-BTC ngày 09/04/2007 của Bộ Tài chính thì sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng, khuyến mãi hoặc để trả thay lương là giá tính thuế GTGT được xác định theo giá tính thuế của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đuơng tại cùng thời điểm phát sinh các hoạt động này.

Vậy, trường hợp Công ty có xuất sản phẩm là hàng hóa mua ngoài để khuyến mãi thì Công ty phải lập hóa đơn GTGT và tính thuế GTGT như hàng bán nội địa. Gía tính thuế trong trường hợp này được xác định theo giá bán sản phẩm cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm phát sinh.

Các trường hợp khuyến mãi (theo quy định tại Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 4/4/2006 của Chính phủ) phát sinh từ ngày 09/05/2008 thì Công ty lập hóa đơn, trên hóa đơn ghi tên và số lượng hàng hóa, ghi rõ là hàng khuyến mãi không thu tiền; dòng thuế GTGT không ghi, gạch chéo theo như quy định tại điểm 6, Thông tư số 30/2008/TT-BTC ngày 16/04/2008 của Bộ Tài chính.

2/Tại Điều 4 và Điều 11-Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định (ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) có hướng dẫn nguyên giá của tài sản cố định là quyền sử dụng đất (bao gồm quyền sử dụng đất có thời hạn và quyền sử dụng đất lâu dài): là tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp cộng (+) chi phí cho đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ ... (không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất); hoặc là giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn. Thời gian sử dụng của quyền sử dụng đất có thời hạn là thời hạn được phép sử dụng đất theo quy định.

Vậy, đối với giá trị quyền sử dụng đất nhận vốn góp của thành viên và tiền sử dụng đất đã nộp ngân sách nhà nước Công ty được xác định nguyên giá và trích khấu hao theo thời gian sử dụng ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng như hướng dẫn nói trên của Bộ Tài chính.

Cục thuế trả lời cho Công ty biết để thực hiện./.

KT. CỤC TRƯỞNG

Đã ký : Huỳnh Đình Trí

Công văn của Tổng cục Thuế số 3615/TCT-HT ngày 29/9/2008 v/v Lập hoá đơn GTGT hàng khuyến mại

Kính gửi: Công ty TNHH CNTP PATAYA (Việt Nam)
(Đ/c: 44 Tranoc Industrial Zone, Cần Thơ, Việt Nam)
Trả lời Công văn số 06/08/CV-FA.PFIV ngày 24/7/2008 của Công ty TNHH CNTP Pataya về việc hướng dẫn cách ghi hoá đơn GTGT theo Thông tư số 30/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Tại điểm 3, mục IV, phần B Thông tư số 32/2007/TT-BTC ngày 9/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003, Nghị định số 148/2004/NĐ-CP ngày 23/7/2004 và Nghị định số l56/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, quy định về hoá đơn chứng từ mua bán hàng.hoá, dịch vụ: “Khi lập hoá đơn, cơ sở kinh doanh phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định trên hoá đơn. Đối với hoá đơn GTGT phải ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, phụ.thu.và phí tính ngoài giá bán (nếụ có), thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế; nếu không ghi tách riêng giá bán chưa có thuế và thuế GTGT, chỉ ghi chung giá thanh toán thì thuế GTGT đầu ra phải tính trên giá thanh toán”.
Điểm 6 Thông tư số 30/2008/TT-BTC ngày 16/4/2008 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sụng Thông tư số 32/2007/TT-BTC ngày 9/4/2007 của Bộ Tài chính, hướng dẫn sử dụng hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu, cho, biếu, tặng, trả thay tiền lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ:
Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ (sản phẩm hàng hoá, dịch vụdùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu theo quy định tại Nghị định số 37/2006/NĐ- CP ngày 4/4/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại) thì phải lập hoá đơn GTGT, trên hoá đơn ghi tên và số lượng hàng hoá, ghi rõ là hàng khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu không thu tiền; dòng thuế GTGT không ghi, gạch chéo.
Căn cứ các quy định trên, khi công ty xuất hàng hoá để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu cho khách hàng phải lập hoá đơn GTGT, phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định trên hoá đơn; dòng thuế GTGT không ghi, gạch chéo.
Công văn của Cục Thuế Cần Thơ trả lời Công ty là đúng quy định tại Thông tư số 32/2007/TT-BTC và Thông tư số 30/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Tổng cục Thuế trả lời để Công ty được biết./.

Theo
thông tư 129 /2008/TT- BTC :Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng
- Tại C.6 mục1 Phần 3 về phương pháp tính thuế GTGT :
Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá (kể cả hàng hoá mua ngoài hoặc hàng hoá do doanh nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ

- Tại mục 2.4 Phần IV HOÁ ĐƠN CHỨNG TỪ MUA BÁN HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ :

2.4. Sử dụng hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá, dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu, cho, biếu, tặng và tiêu dùng nội bộ:

a) Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ (sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại) thì phải lập hoá đơn GTGT, trên hoá đơn ghi tên và số lượng hàng hoá, ghi rõ là hàng khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu không thu tiền; dòng thuế suất, thuế GTGT không ghi, gạch chéo.


Theo qui đinh thì tất cả các chỉ tiêu trên hoá đơn đều ghi đầy đủ chỉ duy nhất dòng thuế là không ghi và gạch chéo.
Bên dưới tên hàng hoá phải ghi rõ là :
hàng khuyến mãi không thu tiền
Cách ghi hoá đơn thì nên ghi hàng khuyến mãi ở một hoá đơn riêng biệt.

* Hạch toán kế toán hàng khuyến mãi :

- Khi mua hàng A và cty XYZ khuyến mãi 1SP X với giá trên hoá đơn là 100.000 chưa bao gồm thuế GTGT :

Nợ 1561 : 100.000
Nợ 1331 : 10.000
Có 711 : 110.000

- Khi bán hàng :

+ Khi bán hàng mua từ cty XYZ cho cty ABC mà kèm theo hàng khuyến mãi của cty XYZ khuyến mãi trước đó :

Nợ 641 : 110.000
Có 33311 : 10.000
Có 1561 : 100.000


+ Khi bán hàng khuyến mãi từ cty XYZ (Cty lấy hàng khuyến mãi từ cty XYZ ra bán) :

Nợ 131,111,112 : Theo giá bán có thuế GTGT
Có 33311 : Thuế GTGT đầu ra phải nộp
Có 512 : Doanh thu bán hàng nội bộ.

Nợ 632 : Giá vốn.
Có 156 : Giá vốn.

Bài liên quan :

Hạch toán kế toán đối với chi phí khuyến mại, quảng cáo

Tham khảo : Công văn 6389/CT – TTHT : CỤC THUẾ TP. HỒ CHÍ MINH ngày 05 tháng 07 năm 2007