8 thg 8, 2012

Nghị định số 60/2012/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 29/2012/QH13 về ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân


Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012

Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012 đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, không bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh trong lĩnh vực xổ số, bất động sản, chứng khoán, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, doanh nghiệp được xếp hạng 1, hạng đặc biệt thuộc tập đoàn kinh tế, tổng công ty.

Số thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm của doanh nghiệp quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này là số thuế tính tạm nộp hàng quý và số thuế còn phải nộp theo quyết toán thuế năm 2012.

Miễn thuế thu nhập cá nhân

Miễn thuế thu nhập cá nhân từ ngày 01 tháng 7 năm 2012 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012 đối với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế thu nhập cá nhân ở bậc 1 của Biểu thuế lũy tiến từng phần quy định tại Điều 22 Luật thuế thu nhập cá nhân.

Thu nhập tính thuế làm căn cứ xác định việc miễn thuế quy định tại Điều này là thu nhập tính thuế bình quân tháng của cá nhân thực nhận trong năm 2012.

Miễn thuế khoán (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân) và thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012

Miễn thuế khoán (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân) năm 2012 đối với hộ, cá nhân kinh doanh nhà trọ, phòng trọ cho thuê đối với công nhân, người lao động, sinh viên, học sinh; hộ, cá nhân chăm sóc trông giữ trẻ; hộ, cá nhân cung ứng suất ăn ca cho công nhân.

Miễn thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp phát sinh năm 2012 đối với hoạt động cung ứng suất ăn ca cho công nhân (không bao gồm hoạt động cung ứng suất ăn cho doanh nghiệp vận tải, hàng không, hoạt động kinh doanh khác) của doanh nghiệp.

Download

Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế TNDN


Thông tư này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 3/6/2008, Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 124/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 10 tháng 9 năm 2012 và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2012 trở đi. 
Thông tư này thay thế Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008, Thông tư số 177/2009/TT-BTC ngày 10/9/2009, Thông tư số 40/2010/TT-BTC ngày 23/3/2010, Thông tư số 18/2011/TT-BTC ngày 10/2/2011 của Bộ Tài chính.


Download TT123

6 thg 7, 2012

Thu nhập dưới 9 triệu đồng: miễn thuế hết năm 2012.


TTO - Tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 3 chiều 21-6, Quốc hội đã quyết định miễn thuế thu nhập cá nhân nửa cuối năm 2012 đối với mức phải chịu thuế ở bậc 1 (đến 9 triệu đồng).

Nghị quyết ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân được Quốc hội thông qua, nêu rõ: “Miễn thuế thu nhập cá nhân từ ngày 1-7-2012 đến hết ngày 31-12-2012 đối với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế thu nhập cá nhân ở bậc 1 của Biểu thuế lũy tiến từng phần được quy định tại Điều 22 của Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12”.

Quốc hội cũng quyết định giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2012 đối với: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, không bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh trong lĩnh vực xổ số, bất động sản, chứng khoán, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, doanh nghiệp được xếp hạng 1, hạng đặc biệt thuộc tập đoàn kinh tế, tổng công ty; Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến: nông sản, lâm sản, thủy sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử; xây dựng công trình hạ tầng kinh tế - xã hội.

Miễn thuế khoán (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân) và thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012 đối với hộ, cá nhân kinh doanh nhà trọ, phòng trọ cho thuê đối với công nhân, người lao động, sinh viên, học sinh; hộ, cá nhân chăm sóc trông giữ trẻ; hộ, cá nhân, tổ chức cung ứng suất ăn ca cho công nhân với điều kiện hộ, cá nhân, tổ chức này giữ ổn định mức giá cho thuê nhà trọ, phòng trọ, giá chăm sóc trông giữ trẻ và giá cung ứng suất ăn ca như cuối năm 2011.

http://tuoitre.vn/

29 thg 6, 2012

Công văn số 981/BTC-TCT về vướng mắc khi thực hiện Thông tư số 153



BỘ TÀI CHÍNH                                                CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 ----------------                                                                Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 981   /BTC-TCT                                                    ------------------------------------
V/v vướng mắc khi thực hiện Thông tư số 153.                          Hà Nội, ngày19  tháng 01  năm 2012

                   
               Kính gửi: - Cục Thuế tỉnh Đồng Nai;
                       - Công ty Ajinomoto Việt Nam.

Bộ Tài chính nhận được công văn số 628/CV-AJI-2011 ngày 9/6/2011 và công văn số 751/CV-AJI-2011 ngày 29/6/2011 của Công ty Ajinomoto Việt Nam về việc vướng mắc khi triển khai Thông tư số 153/2010/TT-BTC . Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
1/ Về mẫu bản kê bán lẻ:
Tại Điều 16, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ quy định:
“Điều 16. Bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập hóa đơn
1. Bán hàng hoá, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.
2. Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hoá, dịch vụ, giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê. Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày (mẫu số 5.7 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
3. Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hoá đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hoá đơn này  ghi là “bán lẻ không giao hoá đơn”.”
Theo trình bày của Công ty TNHH Ajinomoto thì đơn vị bán lẻ mặt hàng bột ngọt, hạt nêm và một số sản phẩm khác trực tiếp cho người tiêu dùng tại các chợ, cửa hàng, các mặt hàng có giá trị dưới 200.000 đồng và đều có cùng một mức thuế suất thuế GTGT. Khi bán hàng cho người tiêu dùng tại chợ, cửa hàng các đội bán hàng sử dụng phiếu thu giao cho người mua. Mẫu phiếu thu được đánh số thứ tự, có in sẵn tên Công ty Ajinomoto Việt Nam, đội bán hàng, tên khách hàng, ngày giờ lập phiếu thu, mặt hàng, đơn vị tính, thành tiền, chữ ký người bán, người mua. Hàng ngày lượng phiếu thu xuất cho khách hàng rất lớn trung bình một ngày là 10.600 số, số lượng hoá đơn lập cuối ngày cho hoạt động bán hàng này là 9.800 số mỗi ngày, việc ghi chép trên Bảng kê bán lẻ được thực hiện thủ công bởi các đội bán hàng.
Căn cứ quy định nêu trên và xuất phát từ đặc thù mẫu bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng có giá thanh toán dưới 200.000 đồng của Công ty Ajinomoto Việt Nam, để thuận tiện cho Công ty khi bán lẻ hàng hoá với số lượng lớn, giảm bớt việc ghi chép thủ công do các đội bán hàng thực hiện, vừa đảm bảo được các tiêu chí quan trọng cần thiết phải thể hiện trên Bảng kê bán lẻ theo đúng quy định tại Thông tư số 153/2010/TT-BTC, Bộ Tài chính hướng dẫn như sau:
- Đề nghị Công ty bổ sung thêm các tiêu thức trên mẫu bảng kê bán lẻ hàng hoá (kiêm bảng kê phiếu thu) của Công ty như sau: “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”, “giá chưa có thuế GTGT”, “tổng thành tiền (giá đã có thuế GTGT)”, tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê.
- Cuối mỗi ngày căn cứ Bảng kê bán lẻ hàng hoá, Công ty lập hoá đơn GTGT ghi số tiền bán hàng hoá trong ngày.
Công ty Ajinomoto chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu ghi trên Phiếu thu và bảng kê bán lẻ hàng hoá.
2/ Về ghi tên mã hàng hoá trên hoá đơn:
Tại điểm c, khoản 2, Điều 14 Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính quy định những nội dung bắt buộc phải có trên hoá đơn:
“c) Tiêu thức “Số thứ tự, tên hàng hóa, dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền”: ghi theo thứ tự tên hàng hóa, dịch vụ bán ra; gạch chéo phần bỏ trống (nếu có).”
Căn cứ quy định nêu trên, tên hàng hoá dịch vụ ghi trên hoá đơn theo phương thức liệt kê loại hàng hoá, dịch vụ theo từng chủng loại, kích cơ, đơn giá, đơn vị tính khác nhau. Trường hợp người bán quy định mã hàng hoá, dịch vụ để quản lý nội bộ thì ghi hoá đơn phải ghi cả mã hàng hoá và tên hàng hoá.
Để thuận lợi, giảm thiểu thời gian cho việc ghi hoá đơn với số lượng lớn của Công ty Ajinomoto Việt Nam sử dụng cho hoạt động bán hàng trong ngày, Bộ Tài chính chấp thuận đề nghị của Công ty được phản ánh mã hàng hoá thay cho tên hàng hoá trên hoá đơn nhưng tại mặt sau liên hoá đơn phải in sẵn toàn bộ phần chú giải mã hàng hoá để khách hàng có cơ sở kiểm tra, đối chiếu hàng hoá được ghi trên hoá đơn.
Trường hợp các hoá đơn đã đặt in đang sử dụng (không in sẵn phần chú giải mã hàng hoá tại mặt sau tờ hoá đơn) Bộ Tài chính tạm thời chấp thuận cho phép Công ty được phản ánh mã hàng hoá thay cho tên hàng hoá trên hoá đơn tại các liên Công ty lưu giữ, riêng liên giao cho người mua phải đính kèm bản ghi chú giải mã hàng hoá để khách hàng có cơ sở kiểm tra, đối chiếu hàng hoá được ghi trên hoá đơn. Sau khi sử dụng hết hoá đơn này, Công ty phải thực hiện tạo hoá đơn có in sẵn toàn bộ phần chú giải mã hàng hoá để khách hàng có cơ sở kiểm tra, đối chiếu hàng hoá được ghi trên hoá đơn  theo đúng hướng dẫn nêu trên. Công ty phải đăng ký số lượng hoá đơn đã đặt in đang sử dụng (không in sẵn phần chú giải mã hàng hoá tại mặt sau tờ hoá đơn) nêu trên với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Khi phát triển một mã hàng mới, không có tên trong bảng mã, Công ty phải kịp thời bổ sung vào danh sách bảng mã hàng hoá in phía sau hoá đơn hoặc giao kèm danh sách bổ sung mã hàng kèm theo cho người mua khi chưa in bổ sung vào bảng mã ở mặt sau của hoá đơn. Công ty Ajinomoto Việt Nam phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin phản ánh trên hoá đơn.

Bộ Tài chính thông báo để Cục Thuế và Công ty được biết và thực hiện /.


TL. BỘ TRƯỞNG
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG


đã ký

Cao Anh Tuấn

22 thg 6, 2012

Thông tư số 60/2012/TT-BTC ngày 12/4/2012 hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam


Ngày ban hành : 12/04/2012
Ngày hiệu lực : 26/05/2012
Cơ quan ban hành: Bộ Tài Chính.

Đối tượng áp dụng : Hướng dẫn tại Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau (trừ đối tượng nêu tại Điều 4 Chương I Thông tư này):

1. Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài) kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thoả thuận, hoặc cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc giữa Nhà thầu nước ngoài với Nhà thầu phụ nước ngoài để thực hiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hoá tại Việt Nam theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ và có phát sinh thu nhập tại Việt Nam trên cơ sở Hợp đồng ký giữa tổ chức, cá nhân nước ngoài với các doanh nghiệp tại Việt Nam (trừ trường hợp gia công và xuất trả hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài) hoặc cung cấp hàng hoá theo điều kiện giao hàng DDP, DAT, DAP (Các điều khoản thương mại quốc tế - Incoterms).

Download

Thông tư số 80/2012/TT-BTC ngày 22/5/2012 hướng dẫn Luật Quản lý thuế về đăng ký thuế


Ngày ban hành 22/05/2012.
Ngày hiệu lực 01/07/2012.

Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thuế; thay đổi thông tin đăng ký thuế; chấm dứt hiệu lực mã số thuế; trách nhiệm quản lý và sử dụng mã số thuế.

Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sau:
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ, hàng hoá.
2. Cá nhân có thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
3. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức được ủy quyền thu phí, lệ phí.
5. Tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài hành nghề độc lập kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với luật pháp Việt Nam có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
6. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến các vấn đề về thuế như: các Ban quản lý dự án, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức, cá nhân không phát sinh nghĩa vụ nộp thuế nhưng được hoàn thuế, hoặc được tiếp nhận hàng viện trợ từ nước ngoài.
7. Tổ chức, cá nhân khác có phát sinh khoản phải nộp Ngân sách nhà nước.

Tải file đính kèm

20 thg 2, 2012

Return

Wellcome back.............

1 thg 9, 2010

Thanh toán qua tài khoản cá nhân

Trong năm 2009 Công ty tôi có ký hợp đồng mua hàng với một cơ sở sản xuất, trong hợp đồng có quy định rõ là tiền hàng được chuyển vào tài khoản của một cá nhận là ông A. Công ty tôi đã thanh toán đúng như trong hợp đồng đã ký. vậy số thuế đầu vào của hóa đơn này có được khấu trừ không?
Theo điểm 1.3 c mục III phần B thông tư 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăngthì ... "Hàng hoá, dịch vụ mua vào theo phương thức thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa bán ra; bù trừ công nợ; thanh toán uỷ quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng mà các phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng cũng được coi là thanh toán qua ngân hàng... " Dođó nếu trong hợp đồng có thỏa thuận rõ việcủy quyền thì hình thức thanh toán của Công ty bạn được coi là hình thức thanh toán qua ngân hàng và Công ty bạn sẽ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
(Nguồn: TaxOnline)

NĐ 51: "Quàng" thêm nhiều việc cho doanh nghiệp

Việc quản lý hóa đơn là lĩnh vực từ lâu đã rất phức tạp trong quản lý với những thủ tục nhiêu khê, phiền hà

Tại hội thảo góp ý Dự thảo Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (NĐ 51) được tổ chức mới đât tại Hà Nội, nhiều luật gia, doanh nghiệp đều đồng ý với sự cải cáchcủa NĐ 51 khi đã giao quyền và trách nhiệm cho các DN, cơ sở kinh doanh trong việc tạo lập, quản lý và sử dụng hóa đơn phục vụ kinh doanh.Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng sau khi ban hành Nghị định đã thể hiện một số quy định không hợp lý, khó thực hiện, trao thêm trách nhiệm cho doanh nghiệp…

Hãy để các DN tự lựa chọn phương án phù hợp

Góp ý tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Cúc – Chủ tịch Hội tư vấn thuế, nguyên phó Tổng cục trưởng Tổng cục thuế cho biết, Hội tư vấn thuế nhất trí về cơ bản Thông tư dự thảo về kết cấu các chương, Điều, nội dung hướng dẫn chi tiết, các biểu mẫu... Tuy nhiên bà cũng đưa ra một số góp ý như tại phần d thuộc Điều 4 về tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán và tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua. Bà Cúc cho biết, trong thực tế có nhiều công ty tên đầy đủ rất dài: Ví dụ Công ty TNHH tư vấn đầu tư, xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu tổng hợp Lan Hương ... khi viết hóa đơn rất phức tạp. Do đó bà cho rằng nên viết tắt tên của DN như: KPMG, A&C, AFC...trong hóa đơn để giảm thủ tục khi lập hóa đơn.

Bà cũng góp ý đối với Điều 6 về tạo hóa đơn tự in. Theo bà phần quy định: ...”Các DN đủ điều kiện đã phát hành hoá đơn tự in trong thời gian trên 12 tháng nếu chia tách thành những DN có số vốn điều lệ dưới mức quy định nêu trên vẫn được tiếp tục sử dụng hoá đơn tự in” là chưa rõ nghĩa bởi nếu chia tách thành các DN khác thì phải in hóa đơn khác không thể tiếp tục sử dụng hóa đơn cũ.

Luật gia Vũ Xuân Tiền - Ủy viên BCH Hội Luật gia Hà Nội, Chủ tịch HĐTV Công ty tư vấn VFAM Việt Nam cũng góp ý đối với Điều 6 ở một khía cạnh khác. Tại tiết 1.1, mục c, khoản 1 quy định về đối tượng được tạo hóa đơn tự in kể từ khi có mã số thuế phải là: DN có mức vốn điều lệ đã được hạch toán kế toán từ 10 tỷ đồng trở lên. Theo ông Tiền cần xem lại tính hợp lý của quy định này bởi ông cho rằng, không có tài liệu nào chứng minh rằng, vốn điều lệ của DN càng cao thì DN càng phát hành nhiều hóa đơn. Trên thực tế lại có rất nhiều trường hợp đang chứng minh ngược lại. “Một DN có vốn điều lệ 5 tỷ đồng, kinh doanh trong lĩnh vực dược phẩm, một tháng sử dụng tới 5 quyển hóa đơn bằng 250 số, còn một DN kinh doanh bất động sản, có vốn điều lệ 50 tỷ đồng, một năm chỉ sử dụng chưa hết 50 số hóa đơn” – Luật gia Vũ Xuân Tiền nêu thực tế.

Ông cũng chỉ ra sự bất cập khi quy định "mức vốn điều lệ đã được hạch toán kế toán" thì làm thế nào để xác nhận được đó là số vốn "đã được hạch toán kế toán"? Bởi lẽ theo ông, báo cáo tài chính của các DN nhỏ và vừa hiện nay đều chưa bắt buộc phải kiểm toán. “Các cán bộ thuế có đủ khả năng và thời gian để kiểm tra điều đó không? Điều gì sẽ xảy ra khi phải tổ chức việc kiểm tra xác minh chỉ tiêu đó để cho DN được tự in hóa đơn?” – ông Tiền tỏ ra lo lắng trước những câu hỏi nêu ra. Và để tránh tình trạng nhiêu khê trên ông đề nghị:“Từ những lý do trên, đề nghị bỏ điều kiện về mức vốn điều lệ như dự thảo Thông tư. Hãy để cho các DN tự lựa chọn phương án phù hợp với điều kiện của mình”.

Nhiều quy định gây khó khăn cho DN

Nhận xét về việc quản lý hóa đơn, luật gia Vũ Xuân Tiền cho rằng đây là lĩnh vực từ lâu đã rất phức tạp trong quản lý với những thủ tục nhiêu khê, phiền hà, gây khó khăn, tốn kém cả về thời gian và tiền bạc của các cơ sở kinh doanh. Song, tình trạng gian lận trong quản lý, sử dụng hóa đơn, việc mua bán hóa đơn...vẫn chưa có dấu hiệu giảm bớt.

Ông hoan nghênh sự cải cách rất thiết thực khi NĐ 51 đã giao quyền và trách nhiệm cho các DN, cơ sở kinh doanh trong việc tạo lập, quản lý và sử dụng hóa đơn phục vụ kinh doanh. Tuy nhiên, ông cho rằng, việc chuyển từ sự quản lý rất chặt chẽ của cơ quan thuế sang việc các DN tự quyết định trong việc tạo lập, quản lý và sử dụng hóa đơn, trong điều kiện sự minh bạch trong quản lý kinh tế, xã hội chưa thật được tôn trọng, lượng tiền mặt sử dụng trong lưu thông còn quá lớn... cũng đặt ra không ít những vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết, với một lộ trình hợp lý cả với cơ quan quản lý thuế và các DN, cơ sở kinh doanh.

Cụ thể, với khoản 1 Điều 4 quy định về "Nội dung bắt buộc trên hóa đơn" thì cần làm rõ đó là những nội dung bắt buộc phải có khi phát hành hay ngay khi đặt in? Nếu là bắt buộc khi phát hành thì hợp lý, nhưng nếu là bắt buộc khi đặt in thì không hợp lý. Bởi lẽ, khi đặt in, chưa thể có các thông tin cụ thể như: Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua; Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hoá, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ...Trong khi đó, khoản 1 Điều 8 của dự thảo Thông tư lại quy định: "Hoá đơn đặt in được in ra dưới dạng mẫu in sẵn có nội dung theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này". “Đó là quy định không có tính khả thi, các DN sẽ không thể đặt in hóa đơn được vì không thể cung cấp được những thông tin chưa có” – ông Tiền khẳng định.

Một vấn đề không kém phần quan trọng đối với các thông tin bắt buộc phải có khi đặt in hóa đơn là địa chỉ của người bán. Nếu bắt buộc phải in địa chỉ của người bán vào hóa đơn ngay khi in chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng có nhiều hóa đơn bị hủy bỏ, gây thiệt hại cho DN và phức tạp cho quản lý. Bởi lẽ, hiện nay có rất nhiều DN nhỏ và siêu nhỏ đang phải thuê trụ sở làm việc. Những DN này thường phải di chuyển rất bất ngờ do chủ nhà cho thuê chấm dứt hợp đồng hoặc do bị cấm sử dụng nhà chung cư làm văn phòng công ty. Do đó, xin đề nghị cho phép chỉ in tên, mã số thuế của doanh nghiệp, còn địa chỉ DN sẽ khắc dấu và đóng vào hóa đơn hoặc in từ máy tính khi phát hành. Như vậy, DN có thể đặt in với số lượng lớn và sử dụng được ngay cả khi có thay đổi địa chỉ trụ sở.

Nhận xét một cách tổng thể, đại diện Công ty luật TNHH VLC cho rằng, NĐ 51 đã thể hiện một số quy định không hợp lý, khó thực hiện, trao thêm trách nhiệm cho DN, trong khi DN đã và đang phải đảm nhiệm trách nhiệm khá nặng nề như tìm cách sản xuất, kinh doanh sao cho tốt để đảm bảo không thua lỗ, lương bổng cho người lao động sao cho đảm bảo cuộc sống của họ, vật liệu, sản phẩm đầu ra đầu vào…

Theo Hồ Hường/VCCI

24 thg 8, 2010

Doanh nghiệp tự in hóa đơn như thế nào?

Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 51/2010/NĐ-CP về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.


Tạo hoá đơn là hoạt động làm ra hoá đơn để sử dụng cho mục đích bán hàng, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh, gồm: tự in từ các máy móc, thiết bị tại DN; đặt các DN đủ điều kiện in hoá đơn; khởi tạo hoá đơn điện tử theo Luật Giao dịch điện tử.

Tạo hóa đơn tự in

Các DN, đơn vị sự nghiệp theo quy định sau được tự in hóa đơn kể từ khi có mã số thuế:

a) DN được thành lập theo quy định của pháp luật trong KCN, KKT, KCX, khu công nghệ cao.

b) Các đơn vị sự nghiệp công lập có sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

c) DN có mức vốn điều lệ theo quy định sau:

Phương án 1: DN có mức vốn điều lệ từ 50 tỷ đồng trở lên.

Phương án 2: DN kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có vốn điều lệ từ 50 (năm mươi) tỷ đồng trở lên. DN kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản; công nghiệp, xây dựng và các lĩnh vực khác phải có vốn điều lệ từ 100 (một trăm) tỷ đồng trở lên.

Các DN đủ điều kiện đã phát hành hoá đơn tự in trong thời gian trên mười hai tháng nếu chia tách thành những DN có số vốn điều lệ dưới mức quy định nêu trên vẫn được tiếp tục sử dụng hoá đơn tự in. Trường hợp thời gian phát hành hoá đơn tự in chưa đến 12 tháng thì DN được chia tách có số vốn điều lệ đáp ứng mức quy định nêu trên mới được tạo, phát hành và sử dụng hoá đơn tự in.

Tạo hóa đơn điện tử

Hoá đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức, cá nhân kinh doanh đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Hoá đơn điện tử được sử dụng theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Việc quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.

Chứng thực số thứ tự hoá đơn điện tử của cơ quan cung ứng dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.

Tổ chức, cá nhân sử dụng hoá đơn điện tử phải được cơ quan cung ứng dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế xác nhận việc đánh số thứ tự của hoá đơn điện tử trong phần mềm sử dụng là đúng quy định, không thể xoá bỏ, không thể đánh trùng; hoặc được cơ quan cung ứng dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế cung cấp số thứ tự hoá đơn sau khi hoá đơn điện tử được ghi đầy đủ nội dung.

Tạo hoá đơn đặt in

Tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh tự quyết định mẫu hóa đơn đặt in. Trường hợp tổ chức kinh doanh đặt in hóa đơn cho các đơn vị trực thuộc thì tên tổ chức kinh doanh phải được in sẵn trên góc phía trái của Tờ hóa đơn. Các Cục Thuế đặt in hóa đơn theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành kèm theo thông tư này. Tên Cục Thuế được in sẵn trên góc phía trái của Tờ hóa đơn.

Hoá đơn đặt in được in theo hợp đồng giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hoặc Cục Thuế với tổ chức nhận in hoá đơn.

Hợp đồng in hoá đơn được thể hiện bằng văn bản theo quy định của Luật Dân sự. Trường hợp in nhiều loại hoá đơn khác nhau phải ghi cụ thể số lượng hoá đơn và số thứ tự bắt đầu, số thứ tự kết thúc của từng loại hoá đơn, từng ký hiệu hoá đơn riêng, mẫu hóa đơn, sau mỗi lần in hoặc kết thúc hợp đồng in phải thực hiện thanh lý hợp đồng giữa bên đặt in và bên nhận in. Nghiêm cấm đặt in hoá đơn ngoài hợp đồng đã ký kết.

Tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, Cục Thuế đặt in hóa đơn và DN, tổ chức nhận in hóa đơn khi in xong phải thực hiện thanh lý hợp đồng, thanh huỷ các bản in, sản phẩm in thừa, in hỏng.

Trường hợp DN in tự in hoá đơn đặt in để sử dụng cho mục đích bán hàng hoá, dịch vụ, phải có quyết định in hoá đơn của thủ trưởng đơn vị. Quyết định in phải đảm bảo các nội dung quy định như số lượng, ký hiệu, số thứ tự hóa đơn, đồng thời kèm theo mẫu hóa đơn.

Được biết, dự kiến thông tư này sẽ có hiệu lực từ 1/1/2011.


Theo Hoàng Hà/VCCI

20 thg 8, 2010

Maybe I Maybe you - Scorpions



Maybe I Maybe You lyrics

Maybe I, maybe you
Can make a change to the world
We're reaching out for a soul
That's kind of lost in the dark

Maybe I, maybe you
Can find the key to the stars
To catch the spirit of hope
To save one hopeless heart

You look up to the sky
With all those questions in mind
All you need is to hear
The voice of your heart
In a world full of pain
Someone's calling your name
Why don't we make if true
Maybe I, maybe you

Maybe I, maybe you
Are just dreaming sometimes
But the world would be cold
Without dreamers Ilke you

Maybe I, maybe you
Aree just soldiers of love
Born to carry the flame
Bringin' light to the dark

You look up to the sky
With all those questions in mind
All you need is to hear
The voice of your heart
In a world full of pain
Someone's calling your name
Why don't we make if true
Maybe I, maybe you

17 thg 8, 2010

Hóa đơn tự in: Chưa thông báo phát hành chưa có giá trị sử dụng

Cục Thuế TP.HCM vừa hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện Nghị định số 51/2010/NĐ-CP (ngày 14/5/2010) của Chính phủ, theo đó, doanh nghiệp trước khi sử dụng hóa đơn phải thông báo phát hành hóa đơn gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký thông báo và niêm yết ngay tại cơ sở sử dụng hóa đơn trong suốt thời gian sử dụng hóa đơn.
Nội dung thông báo gồm: Hóa đơn mẫu, ngày bắt đầu sử dụng, ngày lập tờ thông báo và chữ ký của người đại diện trước pháp luật.
Đồng thời, Cục Thuế TP.HCM cũng lưy ý các doanh nghiệp: Nghiên cứu nội dung quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính để thực hiện đúng. Trường hợp đang sử dụng hóa đơn tự đặt in, hoặc hóa đơn mua của Bộ Tài chính (Tổng Cục thuế) cần dự trù nhu cầu đủ sử dụng đến 31/12/2010. Không đặt in thêm hoặc mua hóa đơn quá nhu cầu sử dụng phải hủy bỏ, gây lãng phí. Cuối năm kiểm kê toàn bộ số hóa đơn đặt in, hóa đơn đã mua nhưng chưa sử dụng (chưa lập) để báo cáo cơ quan thuế quản lý trực tiếp để xử lý theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Tự thiết kế loại hóa đơn đặt in gồm đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định, được in trên cùng một mặt giấy của hóa đơn.
Ngoài các nội dung bắt buộc phải có, có thể tạo thêm các thông tin khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh, kể cả tạo lôgô, hình ảnh trang trí hoặc quảng cáo và một hay nhiều hình thức để làm ký hiệu nhận dạng nhằm tránh làm giả.
Chọn doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh hoạt động ngành in để ký hợp đồng in theo quy định của Luật Dân sự, đảm bảo hóa đơn được in xong và doanh nghiệp hoàn tất thủ tục thông báo phát hành hóa đơn trước ngày 1/1/2011.
Lập tờ thông báo phát hành hóa đơn theo quy định gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp (bao gồm các cơ quan thuế quản lý trực tiếp cả các đơn vị trực thuộc, chi nhánh đóng trên cùng thành phố Hồ Chí Minh).
Nếu các đơn vị trực thuộc, chi nhánh đóng trên tỉnh, thành phố khác địa phương có sử dụng chung mẫu hóa đơn của doanh nghiệp thì từng đơn vị trực thuộc, chi nhánh gửi tờ thông báo phát hành hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Hóa đơn đã được in, khởi tạo nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành là hóa đơn chưa có giá trị sử dụng.
Theo K.Hoa/eFinance

5 thg 8, 2010

Bảo hiểm đặc biệt - Thuế TNDN

Theo hướng dẫn của Thông tư 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 thì: Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
- Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Do đó chi phí bảo hiểm tai nạn (phải liên quan đến công việc của nhân viên) và bảo hiểm sức khoẻ toàn diện (không bao gồm bảo hiểm nhân thọ) nếu đáp ứng đầy đủ theo 02 yếu tố ở trên thì được chấp nhận là chi phí hợp lý, hợp lệ khi tính thuế TNDN.
Gia Cát - TaxOnline

4 thg 8, 2010

Hóa đơn: hết xin mua, doanh nghiệp được tự in

Sáng 2-8, sau khi Tổng cục Thuế giới thiệu dự thảo thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định 51 về phát hành và quản lý hóa đơn, đã có hàng trăm câu hỏi đặt ra từ phía doanh nghiệp.
Điểm mới nhất của thông tư là trao quyền chủ động về in ấn, phát hành, quản lý hóa đơn cho doanh nghiệp. Theo ông Cao Anh Tuấn - vụ trưởng Vụ Chính sách, Tổng cục Thuế, quy định mới thay đổi hoàn toàn thói quen sử dụng hóa đơn bấy lâu nay của doanh nghiệp và phù hợp với xu hướng mới, đó là chấm dứt “bao cấp hóa đơn cho doanh nghiệp” cũng như cơ chế xin/cho khi mua hóa đơn.
Doanh nghiệp tự in hóa đơn
Tại hội nghị, nhiều doanh nghiệp băn khoăn rằng trách nhiệm của doanh nghiệp đến đâu khi đặt in hóa đơn. Công ty Hải Đăng cho rằng rủi ro cho doanh nghiệp đặt in hóa đơn rất lớn vì đặt hết “số phận” vào nhà in. Đó cũng là lo lắng của nhiều doanh nghiệp.
Theo quy định mới, cơ quan thuế sẽ chỉ còn bán hóa đơn cho hai đối tượng là hộ kinh doanh cá thể và tổ chức không kinh doanh. Báo cáo sử dụng hóa đơn cũng rút xuống hằng quý, như vậy một năm doanh nghiệp chỉ cần báo cáo bốn lần, thay vì 12 lần như hiện nay.
Ông Cao Anh Tuấn cho biết tới đây doanh nghiệp sẽ đăng ký để tự in hóa đơn. Đây là quy định hoàn toàn mới, theo đó, doanh nghiệp được trao quyền tự chủ trong thiết kế, in ấn, phát hành hóa đơn. Trên hóa đơn chỉ cần đảm bảo đầy đủ thông tin theo quy định của cơ quan thuế.
Theo ông Tuấn, cái dở nhất khi Nhà nước bao cấp hóa đơn là doanh nghiệp không được quyền chủ động mà phải theo cơ chế xin cho, số lượng được bán có hạn, khi dùng hết cũng không được mua ngay. Với cơ chế mới, doanh nghiệp tùy theo nhu cầu sử dụng có thể đặt in hóa đơn đến 5-10 năm mà không cần phải đăng ký với cơ quan thuế, khi nào phát hành mới phải thông báo với cơ quan thuế. Tổng cục Thuế không quy định mẫu hóa đơn. Do vậy bên cạnh các thông tin bắt buộc, doanh nghiệp có quyền in thêm các thông tin khác như logo công ty hoặc các nội dung quảng cáo. Trước đây cũng có một số doanh nghiệp được tự in hóa đơn nhưng trước khi in phải đăng ký và gửi mẫu để cơ quan thuế duyệt, nay theo quy định mới không cần phải làm thủ tục này.
Cũng theo ông Tuấn, Tổng cục Thuế sẽ đưa ra mẫu tham khảo và nói rõ chỉ là mẫu tham khảo không phải bắt buộc, tránh hiểu nhầm. Với doanh nghiệp đã đặt in vẫn có thể tiếp tục sử dụng mẫu cũ.
Nhiều điểm cần làm rõ
Cả nước có hơn 350.000 doanh nghiệp thuộc diện tự in hoặc đặt in hóa đơn. Ngoài 10.000 doanh nghiệp đã quen với tự in hoặc đặt in hóa đơn, tới đây số doanh nghiệp làm quen với cơ chế mới này rất lớn. Ngay từ bây giờ doanh nghiệp phải chuẩn bị, lên kế hoạch hoặc ký hợp đồng, tránh để đến cuối năm sẽ rất cập rập.
Để tiết kiệm, với hóa đơn đã đặt in hoặc đã mua trước 1-1-2011, Tổng cục Thuế sẽ có hướng dẫn, với tinh thần là: không cần phải hủy mà sẽ được sử dụng tiếp từ 4-6 tháng nhưng phải đăng ký với cơ quan thuế.
Nội dung được nhiều doanh nghiệp đề cập nhất liên quan đến quy định thế nào là hóa đơn hợp pháp. Theo quy định, hóa đơn hợp pháp phải có đầy đủ chữ ký bên mua - bên bán và bên bán phải đóng dấu lên hóa đơn. Tuy nhiên theo các doanh nghiệp, quy định này rất khó thực hiện.
Đại diện liên doanh khách sạn Caravelle cho rằng với đặc thù kinh doanh nhà hàng, khách sạn chủ yếu hoạt động ngoài giờ hành chính nên với yêu cầu phải đóng dấu lên từng hóa đơn sẽ tạo áp lực rất lớn cho doanh nghiệp. Vị đại diện này hỏi có thể scan con dấu lên hóa đơn hay không.
Tương tự, đại diện Công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn cho rằng với đơn vị kinh doanh lớn, xuất nhiều hóa đơn, nếu bắt buộc đóng dấu tất cả hóa đơn thì rất khó cho doanh nghiệp. Đặc biệt với những đơn vị có nhiều chi nhánh, vì như vậy phải về trụ sở chính xin đóng dấu lên hóa đơn.
Theo Công ty Mai Linh, dự thảo thông tư chưa đề cập những ngành đặc thù như vận tải hành khách. Hiện công ty đang sử dụng hóa đơn tự in bằng giấy in liên tục, hằng tháng xuất ra đến trên 10.000 vé và không yêu cầu người sử dụng dịch vụ phải ký tên lên hóa đơn. Công ty thắc mắc với quy định mới, tới đây khi xuất vé tài xế có phải yêu cầu khách hàng ký tên thì hóa đơn mới hợp pháp không.
Theo đại diện một công ty xây dựng, hóa đơn xuất trước hoặc xuất sau ngày ghi trong hợp đồng là hóa đơn bất hợp pháp. Tuy nhiên trên thực tế ngành xây dựng có khi thi công một thời gian mới ký hợp đồng chính thức, như vậy hóa đơn xuất trước thời điểm ký hợp đồng có được coi là hợp pháp không.
Theo Ánh Hồng/TTO

22 thg 7, 2010

TSCĐ : Thông tư số 203 khác với 206 như thế nào?

Ngày 20/10/2009, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 203/2009/TT-BTC Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ). Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/1/2010 và thay thế Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003. Về cơ bản, Thông tư số 203 không có thay đổi lớn so với Quyết định số 206, Thông tư số 203 bổ sung các qui định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 và sửa đổi cho phù hợp do Luật Doanh nghiệp Nhà nước sẽ hết hiệu lực vào ngày 1/7/2010. (Từ ngày 1/7/2010, mọi loại hình doanh nghiệp đều hoạt động theo Luật Doanh nghiệp). Thông tư 203 có một số điểm thay đổi cần lưu ý như sau:

Về phạm vi áp dụng
Chi phí khấu hao TSCĐ tính theo qui định Thông tư này được sử dụng để xác định chi phí được trừ khi tính thuế TNDN cho mọi doanh nghiệp. Doanh nghiệp Nhà nước không còn bắt buộc áp dụng Thông tư này khi lập báo cáo tài chính, hạch toán kế toán.

Về xác định nguyên giá của TSCĐ

So với Quyết định số 206, Thông tư số 203 bổ sung, làm rõ hơn:

●TSCĐ hữu hình mua sắm, bổ sung thêm: Trường hợp mua là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ vô hình, còn nhà cửa, vật kiến trúc thì nguyên giá là giá mua cộng các khoản chi phí liên quan trực tiếp đưa TSCĐ vào sử dụng. Trường hợp doanh nghiệp dỡ bỏ nhà cửa, vật kiến trúc để xây dựng mới thì giá trị quyền sử dụng đất ghi nhận như trên; nguyên giá của TSCĐ xây dựng mới là giá quyết toán công trình, tài sản dỡ bỏ hạch toán theo qui định thanh lý TSCĐ.

●TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất: Theo Quyết định số 206, nguyên giá TSCĐ là giá thành thực tế cộng các chi phí. Thông tư số 203 phân biệt rõ hai trường hợp:

- Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng là giá trị quyết toán công trình khi đưa vào sử dụng. Trường hợp TSCĐ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa quyết toán thì nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình.

- Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự sản xuất là giá thành thực tế cộng các chi phí.

●TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng theo phương pháp giao thầu: nguyên giá là giá quyết toán công trình cộng các chi phí khác (không đổi so với Quyết định 206). Bổ sung thêm: Trường hợp TSCĐ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa quyết toán thì hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán.

●TSCĐ được cho, tặng, nhận góp vốn, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa: Theo Quyết định 206, Nguyên giá là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận cộng các chi phí mà bên nhận phải trả. Thông tư số 203 phân biệt rõ hai trường hợp:

- TSCĐ hữu hình được cho, tặng, do phát hiện thừa: nguyên giá là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp.

- TSCĐ hữu hình nhận góp vốn, nhận lại vốn góp: nguyên giá là giá trị do các thành viên, cổ đông sáng lập định giá nhật trí; hoặc doanh nghiệp và người góp vốn thỏa thuận; hoặc do tổ chức chuyên nghiệp định giá và được các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

●TSCĐ được cấp, được điều chỉnh đến: Theo Quyết định số 206, nguyên giá là giá trị còn lại trên sổ sách của đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển cộng các chi phí; và Quyết định số 206 cũng có qui định riêng đối với tài sản điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp. Thông tư số 203 chỉ qui định: nguyên giá là giá trị còn lại trên sổ sách của đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc theo đánh giá thực tế của tổ chức định giá chuyên nghiệp cộng các chi phí.

●TSCĐ vô hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp: Theo Quyết định số 206, nguyên giá là các chi phí liên quan trực tiếp đến khâu thiết kế, khâu xây dựng, sản xuất thử nghiệm. Thông tư số 203 bỏ chi phí liên quan đến khâu thiết kế.

●TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất: cũng như Quyết định 206, Thông tư số 203 chia ra làm hai trường hợp:

- Được giao đất có thu tiền sử dụng đất (Quyết định 206 chỉ gọi là quyền sử dụng đất): nguyên giá là toàn bộ khoản chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp cộng các chi phí cho đền bù, giải phóng mặt bằng, lệ phí trước bạ; hoặc là giá trị quyền sử dụng đất nhân góp vốn (không đổi so với Quyết định 206)

- Thuê đất: thì tiền thuê đất được tính vào chi phí kinh doanh không ghi nhận TSCĐ vô hình (không đổi so với Quyết định 206, tuy nhiên bổ sung hai trường hợp):

+ Thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê thì được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh theo số năm thuê đất.

+ Trả tiền thuê hàng năm thì hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ tương ứng.

Trường hợp nguyên giá TSCĐ được thay đổi:

Theo Quyết định số 206, nguyên giá TSCĐ được thay đổi theo trường hợp �Đánh giá lại TSCĐ theo qui định của pháp luật, ‚Nâng cấp TSCĐ, ƒTháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ. Thông tư số 203 vẫn giữ lại trường hợp ‚và ƒvà nói rõ hơn: �Đánh giá lại TSCĐ trong các trường hợp: Theo quyết định của cơ quan Nhà nước; tổ chức lại doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, dùng tài sản đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.

Đầu tư nâng cấp, sửa chữa TSCĐ

Quyết định số 206 qui định: Chi phí để nâng cấp TSCĐ được phản ánh tăng nguyên giá không đưa vào chi phí trong kỳ. Chi phí sửa chữa TSCĐ không tính tăng nguyên giá mà hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ không quá 3 năm. Đối với TSCĐ với trích trước tiền sửa chữa thì phải đảm bảo điều kiện “sau khi trích trước doanh nghiệp vẫn kinh doanh có lãi” và phải thông báo cho cơ quan thuế kế hoạch trích trước.

Thông tư số 203 qui định tương tự như Quyết định số 206 nhưng bỏ điều kiện “sau khi trích trước doanh nghiệp vẫn kinh doanh có lãi” và không có qui định phải thông báo cho cơ quan thuế kế hoạch trích trước.

Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ

Về cơ bản nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ của Thông tư số 203 tương tự như Quyết định số 206, Thông tư số 203 bổ sung một số trường hợp được trích khấu hao và không được trích khấu hao (đã qui định và áp dụng theo các qui định về thuế TNDN – cụ thể là Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008). Ngoài ra, Thông tư số 203 còn hướng dẫn thêm như sau:

●TSCĐ sử dụng phục vụ phúc lợi cho người lao động (như nhà nghỉ giữa ca, nhà thay quần áo…) có tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh thì căn cứ vào thời gian và tính chất sử dụng để trích khấu hao và thông báo cho cơ quan thuế.

●TSCĐ chưa khấu hao hết bị mất, bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được, doanh nghiệp xác định trách nhiệm bồi thường. Chênh lệch giữa giá trị còn lại của tài sản vài tiền bồi thường và giá trị thu hồi được, dùng quỹ dự phòng tài chính để bù đắp; trường hợp quỹ này không đủ để bù đắp thì tính vào chi phí.

●Đánh giá lại TSCĐ đã hết khấu hao để góp vốn, điều chuyển thì TSCĐ này phải được tổ chức định giá chuyên nghiệp xác định nhưng không thấp hơn 20% nguyên giá tài sản đó, thời gian trích khấu hao từ 3 đến 5 năm và phải đăng ký với cơ quan thuế.

●Các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa theo phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) thì phần chênh lệch tăng giữa giá trị ghi sổ sách không được ghi nhận là TSCĐ vô hình và được phân bổ không quá 10 năm.

Thẩm quyền phê duyệt phương án thay đổi thời gian sử dụng của TSCĐ

Theo Quyết định số 206, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt là Bộ Tài chính. Thông tư số 203 chia làm hai trường hợp:

●Bộ Tài chính phê duyệt đối với các công ty nhà nước gồm: các công ty các Tập đoàn, Tổng công ty, các công ty con Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, các công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ 51% vốn điều lệ trở lên thuộc các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước.

●Sở Tài chính phê duyệt đối với công ty Nhà nước độc lập trực thuộc các Bộ, UBND tỉnh, các doanh nghiệp khác có trụ sở chính trên địa bàn.

Doanh nghiệp chỉ được thay đổi thời gian sử dụng TSCĐ một lần đối với một tài sản. Việc kéo dài thời gian sử dụng không vượt quá tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ và không làm thay đổi kết quả kinh doanh từ lãi thành lỗ hoặc ngược lại tại năm quyết định thay đổi.

Thời gian sử dụng TSCĐ vô hình

Thông tư số 203 bổ sung: TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ, quyền đối với giống cây trồng, thời gian sử dụng là thời gian bảo hộ được ghi trên văn bằng bảo hộ (không tính thời gian gia hạn).

Về khung thời gian sử dụng các loại TSCĐ

Chỉ có thay đổi đối với: �Máy móc, thiết bị dùng trong ngành khai khoáng: từ 5 năm đến 10 năm (Quyết định số 206 là từ 5 năm đến 8 năm); ‚Máy móc, thiết bị chuyên dùng sản xuất vật liệu xây dựng, đồ sành sứ, thủy tinh: từ 10 năm đến 20 năm (Quyết định số 206 là từ 6 năm đến 8 năm).

Về Danh mục các nhóm TSCĐ, bổ sung vào nhóm B – Máy móc, thiết bị công tác gồm 4 loại TSCĐ là Máy móc, thiết bị dung trong ngành lọc hóa dầu; ‚Máy móc, thiết bị dùng trong thăm dò khai thác dầu khí; ƒMáy móc, thiết bị xây dựng; „Cần cẩu.

Về tổ chức thực hiện


Thông tư số 203 bổ sung: Các cá nhân kinh doanh có TSCĐ đáp ứng đủ các qui định về quản lý TSCĐ qui định tại Thông tư này thì được trích khấu hao để tính thuế TNCN

Sưu tầm


Quyết định 2841/QĐ-BTC  Đính chính Phụ lục số 2 - Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định

21 thg 7, 2010

Quyết toán thuế TNCN

Quý 1/2010 công ty tôi không phát sinh thuế TNCN nên không làm tờ khai quyết toán (mẫu 02/KK-TNCN theo quý). Đến quý 2/2010, công ty phát sinh thuế TNCN nên đã nộp tờ khai quyết toán quý 2 (do công ty có số tiền thuế nhỏ hơn 5 triệu). Cơ quan thuế nơi công ty tôi hoạt động báo rằng công ty sẽ nộp phạt 2.750.000đ (chưa có thông báo cụ thể nhưng người tiếp nhận hồ sơ đã báo miệng) do nộp tờ khai trễ. Theo tôi biết, CV 2970/TCT-TNCN có ghi: "trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh khấu trừ thuế TNCN thì chưa phải khai và nộp tờ khai cho cơ quan thuế". Vậy, công ty đúng hay cơ quan thuế đúng?

Trả lời :

Ở đây sẽ có 2 trường hợp:
a) Trường hợp 1: Nếu năm 2009 và quý 1 năm 2010, công ty của bạn không có phát sinh khấu trừ thuế TNCN nên không kê khai thuế TNCN đã khấu trừ của người lao động. Sang quý 2 năm 2010, công ty phát sinh khấu trừ thuế TNCN và kê khai, nộp thuế TNCN đã khấu trừ. Trong trường hợp này, công ty đã thực hiện đúng theo quy định.
b) Trường hợp 2: Nếu năm 2009, công ty của bạn có kê khai, nộp thuế TNCN đã khấu trừ của người lao động nhưng sang quý 1 năm 2010 không phát sinh khấu trừ thuế TNCN nên không kê khai và nộp tờ khai thuế TNCN và trong trường hợp này công ty sẽ bị phạt vi phạm hành chánh do chậm nộp tờ khai thuế của quý 1/2010.

TaxOnline

13 thg 7, 2010

Công văn số 2009/TCT-PC ngày 10/06/2010 chính sách thuế TNDN

Ngày 10/06/2010 tổng cục thuế có công văn trả lời cục thuế TP.HCM về việc hành hoá hết hạn sử dụng và lỗi thời .... dẫn đến không tiêu thụ được phải huỷ bỏ thì khoản chi phí này sẽ không được hạch toán vào chi phí hợp lý để tính thuế TNDN.

Tải về công văn 2009

9 thg 7, 2010

Hạch toán thuế thu nhập cá nhân tài khoản 3335

1. Nguyên tắc kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế thu nhậo đối với người có thu nhập cao (gọi tắt là thuế thu nhập cá nhân):

- Doanh nghiệp chi trả thu nhập hoặc doanh nghiệp được uỷ quyền chi trả thu nhập (gọi tắt là cơ quan chi trả thu nhập) phải thực hiện việc kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân theo nguyên tắc khấu trừ tại nguồn. Doanh nghiệp chi trả thu nhập có nghĩa vụ khấu trừ tiền thuế trước khi chi trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế để nộp thay tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước.

- Doanh nghiệp chi trả thu nhập có trách nhiệm tính số tiền thù lao được hưởng, tính thuế thu nhập cá nhân và thực hiện khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân, và nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước. Khi khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, doanh nghiệp phải cấp “Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập” cho cá nhân có thu nhập cao phải nộp thuế, quản lý sử dụng và quyết toán biên lai thuế theo chế độ qui định.

2. Phương pháp kế toán một số doanh nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:

2.1. Hàng tháng, khi xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế của công nhân viên và người lao động khác, ghi:

     Nợ TK 334
        Có TK 3335.

2.2. Khi trả thu nhập cho các cá nhân bên ngoài, doanh nghiệp phải xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp tính trên thu nhập không thường xuyên chịu thuế theo từng lần phát sinh thu nhập, ghi:

- Trường hợp chi trả tiền thù lao, dịch vụ bên ngoài. . . ngay cho các cá nhân bên ngoài, ghi:

      Nợ các TK 623, 627, 641, 642, 635 (Tổng số phải thanh toán); hoặc
      Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp (Tổng số tiền phải thanh toán); hoặc
      Nợ TK 4311 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Tổng tiền phải thanh toán)
        Có TK 3335 - Số thuế thu nhập cá nhân phải khấu trừ
        Có các TK 111, 112 Số tiền thực trả.

Khi chi trả các khoản nợ phải trả cho các cá nhân bên ngoài có thu nhập cao, ghi:

      Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng số tiền phải trả)
        Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Số thuế thu nhập cá nhân phải khấu trừ).

2.3. Cơ quan chi trả thu nhập thực hiện khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân được hưởng khoản tiền thù lao tính theo tỷ lệ (%) trên số tiền thuế đối với thu nhập thường xuyên và trên số tiền thuế đối với thu nhập không thường xuyên trước khi nộp vào Ngân sách Nhà nước. Khi xác định số tiền thù lao được hưởng từ việc kê khai, khấu trừ và nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định, ghi:

      Nợ TK 3335 
        Có TK 711

2.4. Nộp thuế thu nhập cá nhân thay cho người lao động :

      Nợ TK 3335
        Có các TK 111, 112,. . .

7 thg 7, 2010

Quyết đinh 12/2010/QĐ-TTg về gia hạn nộp thuế TNDN năm 2010

Ngày 12/02/2010 thủ tướng chính phủ cho ban hành quyết định số 12 quy định về việc gia hạn thời gian nộp thuế TNDN năm 2010 nhằm tháo gỡ khó khăn và góp phần thúc đẩy kinh doanh.

Một số thông tin chính :

1. Thời gian gia hạn : trong thời gian 3 tháng kể từ ngày hết hạn nộp theo quy định.
2. Doanh nghiệp áp dụng :
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, gia công dệt, may, da, giầy, dép của doanh nghiệp
3. Xác định thuế được gia hạn : Thuế TNDN tạm tính hàng quý, quyết toán thuế TNDN năm 2010
4. Thời gian gia hạn cụ thể như sau :

1. Đối với số thuế tính tạm nộp của quý I năm 2010 được gia hạn nộp thuế chậm nhất đến ngày 30 tháng 7 năm 2010.
2. Đối với số thuế tính tạm nộp của quý II năm 2010 được gia hạn nộp thuế chậm nhất đến ngày 30 tháng 10 năm 2010.
3. Đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp tính tạm nộp của quý III năm 2010 được gia hạn nộp thuế chậm nhất đến ngày 31 tháng 01 năm 2011.
4. Đối với số thuế tính tạm nộp của quý IV năm 2010 được gia hạn nộp thuế chậm nhất đến ngày 30 tháng 4 năm 2011.
5. Đối với số thuế phải nộp theo quyết toán năm 2010 được gia hạn nộp thuế chậm nhất đến ngày 30 tháng 6 năm 2011.



Chi tiết tham khảo quyết định : 12/2010/QĐ-TTg

Thế nào là doanh nghiệp vừa và nhỏ?

Theo nghị đinh số 56/2009/NĐ-CP của chính phủ về trợ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày 30/06/2009 thì doanh nghiệp vừa và nhỏ được xem xét như sau :

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:

6 thg 7, 2010

Hướng dẫn hoàn thuế GTGT với hàng xuất khẩu


Đây là một trong những nội dung tại Thông tư 94/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với hàng xuất khẩu (XK). Theo đó, ngành thuế sẽ tạm hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa thực XK nhưng chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
Đối tượng được tạm hoàn thuế GTGT là các tổ chức sản xuất, kinh doanh có hàng hóa thực XK nhưng chưa được phía nước ngoài thanh toán qua ngân hàng theo hợp đồng. Số thuế GTGT được tạm hoàn bằng 90% số thuế GTGT đầu vào được hoàn theo hồ sơ đề nghị hoàn thuế của người nộp thuế. Người nộp thuế phải cam kết sẽ xuất trình bảng kê chứng từ đã thanh toán tiền qua ngân hàng chậm nhất là 5 ngày sau khi được thanh toán đầy đủ. Thông tư có hiệu lực từ ngày 15-8-2010.
Theo Hương Ly/HNM

3 thg 7, 2010

Cục Thuế được điều chỉnh tỷ lệ thu nhập chịu thuế của cá nhân kinh doanh


Một số cá nhân kinh doanh nộp thuế TNCN theo phương pháp khoán và kê khai doanh thu cho rằng thu nhập chịu thuế theo ấn định hoặc theo tỷ lệ của cơ quan thuế cao hơn so với thu nhập chịu thuế của cá nhân ước tính từ việc kinh doanh.
Ý kiến phản ánh này được Tổng cục Thuế giải đáp như sau:
Theo Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính, thu nhập chịu thuế từ kinh doanh đối với từng trường hợp cụ thể được xác định như sau:
Đối với cá nhân kinh doanh không thực hiện chế độ kế toán hóa đơn, chứng từ nộp thuế theo phương pháp khoán:
Thu nhập chịu thuế TNCN trong kỳ tính thuế= Doanh thu ấn định trong kỳ tính thuế X Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định.
Trong đó doanh thu ấn định được xác định căn cứ vào kê khai của cá nhân kinh doanh, kết quả điều tra của cơ quan thuế và ý kiến tham gia của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường.
Đối với cá nhân kinh doanh chỉ hạch toán được doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ, không hạch toán, xác định được chi phí:
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế X Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định.
Trong đó, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định theo sổ sách kế toán hóa đơn, chứng từ phù hợp với doanh thu để tính thuế giá trị gia tăng.
Tổng cục Thuế quy định cụ thể tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu để áp dụng đối với trường hợp cá nhân kinh doanh không hạch toán được chi phí hoặc không hạch toán kế toán.
Tại điểm 3 Công văn 15908/BTC-TCT ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn: "Căn cứ Biểu tỷ lệ thu nhập chịu thuế của Bộ Tài chính, Cục trưởng Cục Thuế đối chiếu với tình hình kinh tế xã hội tại địa phương để nghiên cứu và ban hành tỷ lệ thu nhập chịu thuế tại địa phương theo đúng các nhóm ngành nghề đã quy định tại Biểu tỷ lệ, không chi tiết thêm ngành nghề và không vượt quá khung tỷ lệ trần, sàn theo hướng dẫn của Bộ Tài chính..."
Căn cứ hướng dẫn nêu trên, Cục Thuế có thẩm quyền để điều chỉnh tỷ lệ thu nhập chịu thuế đối với cá nhân kinh doanh tại địa phương nhưng không vượt quá khung tỷ lệ trần, sàn theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và xem xét lại việc khoán thuế đối với cá nhân kinh doanh theo đúng hướng dẫn.


Theo Thanh Nien

29 thg 6, 2010

Hạch toán thuế TNDN tạm tính cho doanh nghiệp

Tham khảo : Chuẩn mực kế toán số 17.

CHI PHÍ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP HIỆN HÀNH :

1 – Hàng quý, kế toán căn cứ vào tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp để ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tạm phải nộp vào chi phí thuế thu nhập hiện hành.
2 - Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế, nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tạm phải nộp trong năm nhỏ hơn số phải nộp cho năm đó, kế toán ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thêm vào chi phí thuế thu nhập hiện hành. Trường hợp số thuế thu nhập tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp của năm đó, kế toán phải ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp.
3 – Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước liên quan đến khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được hạch toán tăng (hoặc giảm) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập hiện hành của năm phát hiện sai sót.
4 - Kết thúc năm, kế toán kết chuyển giữa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm vào Tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh” để xác định kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm.

 KẾ TOÁN SỬ DỤNG TÀI KHOẢN 8211
CHI PHÍ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP HIỆN HÀNH

Bên Nợ:
 - Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm;
- Thuế thu nhập doanh nghiệp của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại.
 Bên Có:
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành đã ghi nhận trong năm;
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm hiện tại;
- Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành vào bên Nợ Tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”.
 Tài khoản 8211 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành” không có số dư cuối kỳ.

Các nghiệp vụ phát sinh :
- Hàng quý căn cứ vào tơ khai thuế TNDN tạm tính kế toán hạch toán :

     Nợ 8211 : Số thuế TNDN tạm tính phải nộp
        Có 3334 : Số thuế TNDN tạm tính phải nộp
 - Nộp thuế TNDN tạm tính kế toán hạch toán :

    Nợ 3334
       Có 111, 112...
- Kết chuyển :
    Nợ 911
       Có 8211
Cuối năm kế toán xác định thuế TNDN thực tế phải nộp nếu :
- Số phải nộp thực lớn hơn tạm nộp chúng ta sẽ ghi tăng thêm khoản thuế cần nộp thêm : 

           Nợ 8211 (Phần nộp bổ sung)
               Có 3334 (Phần nộp bổ sung)
- Số phải nộp thực nhỏ hơn tạm nộp chúng ta sẽ ghi giảm bớt phần thuế đã nộp theo các quý trước
           Nợ 3334 (Phần chênh lệch giảm)
               Có 8211(Phần chênh lệch giảm)
Cuối kỳ kết chuyển sang 911 để xác định kết quả kinh doanh.
- So sánh tổng số phát sinh bên Nợ TK 8211 và tổng số phát sinh bên Có TK 8211 để kết chuyển chi phí thuế thu nhập Doanh nghiệp hiện hành xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, kế toán ghi:
+ Nếu TK 8211 có tổng số phát sinh bên bên Nợ lớn hơn tổng số phát sinh bên Có
          Nợ TK 911 –Xác định kết quả kinh doanh
                   Có TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành
+ Nếu TK 8211 có tổng số phát sinh bên bên Nợ nhỏ hơn tổng số phát sinh bên Có
          Nợ TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành
                   Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh


Theo một số ý kiến thì nếu năm nay kết quả kinh doanh là lỗ thì vẫn sẽ hạch toán thuế TNDN như sau :
Ví dụ là lỗ 20.000.000đồng, với thuế suất là 25% vậy thuế TNDN được hạch toán như sau :

    Nợ 243 (20trx25%=5tr)
        Có 8212 (20trx25%=5tr)
 Điều này chỉ được phép trong trường hợp doanh nghiệp dự tính chắc chắn có được lợi nhuận tính thuế thu nhập trong tuơng lai để sử dụng các khoản chênh lệch tạm thời đuợc khấu trừ, các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng.